Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:11 21/07/2022

8 cách tiết kiệm thông minh giúp túi tiền của bạn luôn rủng rỉnh

Biết cách kiểm soát chi tiêu và cảnh giác trước lời quảng cáo của thẻ tín dụng là bạn đã có thể chủ động tài chính của mình. Dù mức lương của bạn hiện tại là bao nhiêu, bạn vẫn nên tham khảo 8 cách tiết kiệm thông minh giúp túi tiền của bạn luôn rủng rỉnh.

Cắt giảm chi phí mua sắm, cân nhắc chi tiêu

Mỗi khi đi siêu thị, chìa khóa thành công là hãy đảm bảo bạn có một cái bụng no và danh sách cần mua đã lên rõ ràng. Nhờ cách này, một người sẽ ít có khả năng đi vung tiền quá chán vào những món đồ không cần thiết. Bên cạnh đó, cùng một loại hàng hoá nhưng các thương hiệu và siêu thị sẽ niêm yết giá khác nhau. Bạn nên cân nhắc cụ thể để mua với chi phí tốt nhất.

Mỗi khi phân vân có nên mua món đồ này hay không, bạn hãy tự hỏi mình rằng bản thân có thật sự cần chúng, nếu thiếu món đồ này bạn sẽ như thế nào. Ngoài ra, bạn hãy tập cho mình suy nghĩ so sánh các món đồ mua sắm với ngày lương hiện tại của bạn. Liệu chúng đáng giá bao nhiêu ngày lương, từ đó bạn sẽ nhận thấy được tầm quan trọng của món đồ và quyết định xem có mua hay không.

Cân nhắc khi mua sắm đồ hàng ngày

Giảm phí ngân hàng mỗi tháng, nói không với các khoản vay

Sử dụng ngân hàng có mức phí hàng tháng rẻ hơn cũng là một cách quản lý tài chính thông minh. Dù số tiền không quá lớn nhưng áp dụng tổng thể nhiều cách giảm chi tiêu cùng nhau sẽ khiến bạn bất ngờ với số tiền mình tiết kiệm được. 

Chủ động thực đơn và ăn ở nhà thương xuyên hơn

Một trong những cách đơn giản nhất để tiết kiệm khi ngân sách eo hẹp là hạn chế ăn hàng và nấu ăn ở nhà nhiều hơn. Dù là chủ một doanh nghiệp lớn, áp lực nhiều nhưng ông Trần Đình Long - Chủ tịch tập đoàn Hoà Phát - vẫn tự hào vì ngoài các trường hợp rất đặc biệt, còn lại ông không tiếp khách, không nhậu và ăn đủ 365 bữa cơm tối ở nhà.

 Bằng cách lên trước thực đơn tuần hoặc tháng cho mình, bạn có thể mua sắm tiện lợi hơn, kiểm soát được những gì mình cần và hạn chế việc mua sắm bốc đồng hay phải đi lại nhiều lần, dễ phát sinh chi phí. Nếu bạn là người bận rộn, hãy thử những món ăn bạn có thể nấu một lần và chia làm nhiều phần, trữ đông cho những lần sử dụng sau. Học cách bảo quản, trữ đông cũng là cách giúp bạn sử dụng thực phẩm tối ưu hơn, tránh lãng phí.

Nói không với thẻ tín dụng của các ngân hàng

Các chuyên gia tài chính cá nhân khuyên một người nên sống dưới mức thu nhập của mình và hạn chế chi tiêu trên thẻ tín dụng. Dùng thẻ tín dụng là tiêu tiền một cách vô hình, lấy thu nhập tương lai để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Tấm thẻ này cũng âm thầm thu tiền lãi, bòn rút túi tiền nếu bạn thanh toán trễ lịch.

Bắt đầu thói quen tiết kiệm ngay sau khi nhận lương

Quản lý tài chính thông minh khuyên mỗi người nên tiết kiệm ngay sau khi nhận tiền lương. Mỗi người cần bỏ ít nhất 10% thu nhập hàng tháng vào quỹ tiết kiệm của mình. Làm việc này sớm sẽ giúp bạn tránh xa việc đổ tiền vào những khoản không cần thiết.

Các nhà kinh tế thường khuyên chúng ta tiết kiệm khoảng 20% thu nhập cá nhân để xây dựng một tài khoản tiết kiệm. 20% là một con số lý tưởng, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy mình là người có thu nhập thấp, chi tiêu khá eo hẹp thì bạn có thể linh động điều chỉnh khoản tiết kiệm mỗi tháng của mình là 10-15% tiền lương. Và bạn cần đảm bảo con số này không xuống dưới mức 10% nhé.

Tiết kiệm ngay sau khi nhận lương

Kiểm tra ngân sách thường xuyên và thường xuyên theo dõi chi tiêu

Mỗi người cần lập ngân sách để quản lý tài chính thông minh. Kiểm tra nó thường xuyên, ít nhất 1 hoặc 2 lần/tháng để chắc rằng mình đang đi đúng hướng và thấy động lực để cố gắng. Nhờ lập ngân sách rõ ràng, bạn sẽ biết tiền của mình đang đi đâu về đâu. Nếu phát hiện đã dùng quá mức quy định, bạn có thể dễ dàng tìm cách bỏ bớt những khoản chi không cần thiết. 

Hãy nhìn lại mức chi tiêu trung bình hàng tháng và mức lương mỗi tháng bạn nhận được, liệu chúng đang ở mức chênh lệch hợp lý. Nếu bạn đang chi nhiều hơn thu thì hãy dừng lại ngay một số chi tiêu không cần thiết của mình. Ngoài ra nếu có thể bạn có thể hãy tăng mức thu nhập của mình bằng cách làm việc tập trung chăm chỉ hơn, hoặc làm ngoài giờ.

Học cách đầu tư hoặc gửi tiết kiệm để "tiền sinh ra tiền"

Thay vì tập trung tiêu xài bạn hãy bắt đầu chuyển hướng đến việc đầu tư nhé. Từ nhỏ đến lớn mọi điều cần phải có kinh nghiệm và học hỏi để thành công, đừng ngại ngùng nhưng cũng đừng quá mạo hiểm. Bạn có thể gửi tiết kiệm ngân hàng. Người Nhật thường gửi tiết kiệm ngân hàng khoảng 17-20% thu nhập của bản thân. Họ cũng thường dùng tiền mặt thay vì dùng thẻ. Với những đồng tiền lẻ, người Nhật sẽ bỏ vào heo tiết kiệm để sử dụng cho những khoản lặt vặt.

Đặt mục tiêu tiết kiệm và cố gắng thực hiện mục tiêu đó

Một trong những cách tốt nhất để bạn tiết kiệm tiền hiệu quả là đặt mục tiêu rõ ràng. Hãy nghĩ về những gì bạn muốn tiết kiệm cả trong ngắn hạn (1-3 năm) và dài hạn (4 năm trở lên). Sau đó, ước tính số tiền bạn sẽ cần và có thể mất bao lâu để tiết kiệm.

Các mục tiêu ngắn hạn phổ biến: quỹ khẩn cấp (giá trị 3-9 tháng chi phí sinh hoạt), du lịch hoặc khoản trả trước cho một chiếc xe. Các mục tiêu dài hạn chung: Giáo dục cho con, nghỉ hưu cho bạn...  Mẹo nhỏ giúp bạn đạt mục tiêu là hãy chia ra nhiều mục tiêu nhỏ và khả thi. Mỗi khi đạt được mục tiêu, hãy tận hưởng cảm giác chiến thắng và thúc đẩy bản thân tiến đến những mục tiêu phía trước.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm