Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:42 10/08/2022

60% diện tích EU và Vương quốc Anh đối mặt với hạn hán

60% diện tích đất ở Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đang bị cảnh báo hạn hán, theo Đài quan sát hạn hán châu Âu.

Các phát hiện dựa trên dữ liệu từ khoảng 10 ngày gần cuối tháng 7. Cơ quan giám sát cho biết 45% diện tích đất hiện có độ ẩm bị thâm hụt, trong khi 15% đang trong tình trạng nghiêm trọng hơn nơi thảm thực vật đang gặp nguy hiểm.

 

Một con sông cạn nước ở Đức. Ảnh: CNN

Dữ liệu trùng khớp với một báo cáo do cơ quan giám sát khí hậu của EU Copernicus công bố hôm thứ Hai, cho biết phần lớn châu Âu đã trải qua một tháng 7 khô hạn hơn mức trung bình, với một số kỷ lục địa phương bị phá vỡ ở phía tây do lượng mưa thấp. Theo báo cáo, điều này đã tạo điều kiện cho cháy rừng lan rộng, kèm theo thời tiết nắng nóng chưa từng có tại lục địa này.

Dữ liệu mới được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lương thực, vốn mới dịu đi khi cách đây ít lâu sau khi Nga dỡ bỏ lệnh phong tỏa xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Thời tiết khắc nghiệt và các vấn đề về chuỗi cung ứng đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng và có khả năng điều này sẽ kéo dài trong một thời gian.

Một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu của Ủy ban châu Âu dự báo sản lượng ngô ngũ cốc, hoa hướng dương và đậu tương ở EU giảm 8-9% do điều kiện khô nóng trong mùa hè, thấp hơn nhiều so với năm trung bình.

Nhà khoa học cấp cao của Copernicus, Freja Vamborg nói rằng "điều kiện khô hạn từ những tháng trước kết hợp với nhiệt độ cao và tỷ lệ mưa thấp ở nhiều khu vực trong tháng 7 có thể gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và các ngành khác như vận tải đường sông và sản xuất năng lượng".

Copernicus cho biết tháng 7 cũng là một trong ba tháng ấm nhất được ghi nhận trên toàn cầu, tăng gần 0,4 độ C so với mức trung bình 1991-2020, và là tháng 7 nóng thứ sáu trong lịch sử châu Âu. Tây Ban Nha, Pháp và Vương quốc Anh đã trải qua ít nhất một ngày trên 40 độ C trong tháng trước. 

Đọc thêm

Xem thêm