Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:00 16/09/2023

5 tỉnh/thành có tỷ trọng kinh tế số trên GRDP cao nhất

Tỷ trọng kinh tế số (KTS) trên tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất hiện nay thuộc về các tỉnh, thành phố Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.

Tại Diễn đàn KTS và XHS quốc gia lần thứ nhất ngày 14/9/2023, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ KTS và XHS - Bộ TT&TT đã giới thiệu một số kết quả của Báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam 2022 do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đồng bảo trợ.

Ông Trần Minh Tuấn: tỷ trọng kinh tế số trên GDP của cả nước năm 2021 là 11,91% và năm 2022 là 14,26%

Báo cáo có sự tham gia của Vụ Kinh tế tổng hợp, Vụ Công nghiệp của Ban Kinh tế Trung ương và Học Viện Công nghệ BCVT, Viện Công nghiệp PM&NDS, Vụ KTS và XHS - Bộ TT&TT.

Kinh tế số ICT vẫn là trụ cột

Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, ông Trần Minh Tuấn cho biết ước tính sơ bộ tỷ trọng kinh tế số trên GDP của cả nước năm 2021 là 11,91% và năm 2022 là 14,26%.

Trong đó, KTS công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vẫn là trụ cột đóng góp chính với tỷ trọng đóng góp khoảng hơn 9% GDP và tác động lan tỏa của công nghệ số, ICT đóng góp vào các ngành, các lĩnh vực khác là 5(như vậy tỷ lệ cơ cấu KTS ICT trên kinh tế ngành lĩnh vực hiện nay đang khoảng 70:30), 70% cho kinh tế số ICT.

Kinh tế số ICT vẫn là trụ cột đóng góp chính (Nguồn: Báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam 2022)

Việt Nam đặt mục tiêu tỷ trọng KTS trong từng ngành lĩnh vực đạt 10% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030, nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành, lĩnh vực phải đạt khoảng 30 - 40%/ năm và cơ cấu tỷ trọng sẽ là 30% kinh tế số ICT và 70% kinh tế ngành và lĩnh vực.

5 tỉnh có tỷ trọng KTS trên GRDP cao nhất

Xét ở cấp độ tỉnh, thành phố, tỷ trọng KTS trên GRDP, theo ông Trần Minh Tuấn có sự chênh lệch lớn giữa nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu và nhóm các tỉnh, thành phố ở cuối bảng xếp hạng.

Tỉnh cao nhất là Bắc Ninh là 56,83%, trong khi Quảng Ngãi 4,21%, chênh lệch hơn 13 lần. Số địa phương theo từng nhóm tỷ trọng cụ thể là: trên 20%: 5 địa phương; 10 - 20%: 13 địa phương; 5 - 10%: 43 địa phương; dưới 5% chỉ có 2 địa phương.

Tỷ trọng KTS trên GRDP cao nhất hiện nay thuộc về các tỉnh, thành phố Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.

Các tỉnh/thành phố có tỷ trọng kinh tế số trên GRDP (Nguồn: Báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam 2022)

Đây cũng là nhóm 5 tỉnh dẫn đầu về kinh tế số ICT với thế mạnh từ việc sản xuất thiết bị điện tử, công nghệ lớn. Cần lưu ý rằng 4/5 tỉnh, thành phố thuộc nhóm này nằm trong nhóm 10 địa phương thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước.

Năm 2022, KTS ICT được đóng góp chủ yếu bởi 03 hoạt động chính: viễn thông; sản xuất điện tử, máy tính và lập trình máy tính.

Theo số liệu này, sản xuất thiết bị phần cứng thuộc về các địa phương có lợi thế là các khu công nghiệp (Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc). Viễn thông là lợi thế thuộc về quy mô thị trường và khu công nghiệp (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bình Dương, Hải Phòng). Dịch vụ phần mềm thuộc lợi thế của các tỉnh, thành phố lớn (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Định).

Đóng góp từ các hoạt động công nghiệp nội dung số, đặc biệt đối với hoạt động xuất bản và phát thanh truyền hình (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Long, Hải Phòng, Đồng Tháp) còn vẫn khiêm tốn.

Sự lan tỏa công nghệ số, ICT trong các ngành, hoạt động kinh tế khác thấy rằng:

05 tỉnh, thành phố dẫn đầu về mức độ lan tỏa ICT trong các ngành, hoạt động kinh tế khác: Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế

05 tỉnh, thành phố ghi nhận mức độ lan tỏa ICT thấp nhất: Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bình Thuận.

Mức độ ứng dụng công nghệ số tăng trưởng mạnh nhất thuộc về nhóm các lĩnh vực dịch vụ, theo đó: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, khoảng 19%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: khoảng 16%; Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc khoảng 14%; Giáo dục và đào tạo là khoảng 13%.

Đóng góp của ICT trong ngành nông nghiệp chỉ vào khoảng 2,1%. Nhóm các ngành, lĩnh vực có mức độ lan tỏa ICT thấp nhất là: Khai khoáng; Xây dựng; Cung cấp nước, hoạt động quản lý vả xử lý rác thải, nước thải...

Các nhóm vấn đề sau 1 năm triển khai chiến lược KTS-XHS

Qua hơn 1 năm triển khai Chiến lược Quốc gia phát triển KTS và XHS, ông Trần Minh Tuấn cho biết Bộ TT&TT ghi nhận phản ánh của các tỉnh, địa phương về 05 nhóm vấn đề: (1) Khó khăn trong giám sát, đo lường; (2) Nhiều khái niệm, thuật ngữ và xu hướng mới; (3) Vấn đề trăm hoa đua nở chưa có sự liên kết, phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các địa phương; (4) Thiếu nguồn lực triển khai như tại địa phương không có chuyên gia KTS; (5) Thiếu mô hình thành công.

Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc này Bộ TT&TT đã phát triển một công cụ hỗ trợ công tác tổng hợp (hệ tri thức), giám sát tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế số, kết nối tới các tỉnh, thành phố, tới mạng lưới chuyên gia tư vấn KTS. Theo kế hoạch, trong tháng 11/2023 Bộ TT&TT sẽ cung cấp công cụ này cho các địa phương.

Để tập trung, tận dụng nguồn lực nhằm mang lại kết quả lớn nhất về KTS, Bộ TT&TT xác định 5 lĩnh vực chính cần tập trung thúc đẩy là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành dệt may; ngành logistics, ngành nông nghiệp và ngành du lịch.

Đối với 5 lĩnh vực này, Bộ TT&TT đề xuất tập trung thử nghiệm thúc đẩy 12 nền tảng thuộc 10 nhóm nền tảng ngành, lĩnh vực như sau: (1) Nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch; (2) Nền tảng du lịch Việt Nam; (3) Nền tảng sàn giao dịch nông sản; (4) Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp; (5) Nền tảng cảng biển số; (6) Nền tảng cửa khẩu số; (7) Nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải; (8) Nền tảng giao hàng chặng cuối (last miles); (9) Nền tảng bản đồ số; (10) Nền tảng CĐS xưởng may.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: inhat.vn)​​​​

Tiếp cận liên kết hợp tác 4 bên

Đối với các nền tảng số quốc gia, Bộ TT&TT đề xuất tiếp cận theo cách tiếp cận liên kết hợp tác 4 bên: (1) Bộ chủ quản, Bộ TT&TT, DN nền tảng (DN nòng cốt) và địa phương ứng dụng cần có sự hợp tác chặt chẽ để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số dùng chung quốc gia; (2) Bộ chủ quản xây dựng tính năng, đặt hàng doanh nghiệp công nghệ nòng cốt phát triển nền tảng; (3) Bộ TT&TT đánh giá, công bố nền tảng đáp ứng yêu cầu; (4) Các địa phương trở thành nơi tiên phong triển khai thí điểm các mô hình mới, sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới, tạo thị trường cho DN phát triển

Ông Trần Minh Tuấn cũng cho biết cần tăng cường sử dụng dữ liệu cho AI. “Dữ liệu là đầu vào mới của sản xuất, để thúc đẩy KTS, nguồn dữ liệu này cần phải được chia sẻ và khai thác".

Chỉ như vậy, ông Tuấn cho biết mới tận dụng được nguồn lực, mới khai thác và sản sinh thêm được cấp số mũ tài nguyên cho nền KTS. “AI đã qua giai đoạn khám phá và bước vào giai đoạn ứng dụng. Ai nhanh chân hơn trong ứng dụng AI thì sẽ giúp được cho đất nước, tổ chức, ngành mình phát triển”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm