Thị trường hàng hóa
Thị trường việc làm vốn đầy triển vọng, nay phải chứng kiến sự thay đổi đột ngột không mấy khả quan khiến nhiều người lao động phải "vò đầu bứt tai". Laurence Ball, giáo sư kinh tế tại Đại học Johns Hopkins cho biết: "Triển vọng việc làm sẽ trở nên tệ hơn trong vài tháng tới".
Gần như không có công việc nào hoàn toàn chống chọi được với suy thoái, nhưng một số ngành chắc chắn sẽ ít chịu sự tác động hơn so với những ngành khác trong thời kỳ khó khăn này. Theo dữ liệu được cung cấp từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, trong suốt thời kỳ đại suy thoái kéo dài từ năm 2007 đến năm 2009, lĩnh vực xây dựng và sản xuất ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về cơ hội việc làm.
Đó là bởi vì trong thời kỳ suy thoái kinh tế, mọi người thường hạn chế chi tiêu tùy ý và trì hoãn các khoản mua sắm lớn, bao gồm mua nhà và mua ô tô. Karen Dynan, giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, cho rằng xây dựng và sản xuất sẽ phải đối mặt với hệ quả tương tự nếu suy thoái kinh tế sớm xảy ra.
Hai vị giáo sư Ball và Dynan cùng nhận định: Có những các ngành nghề chống chịu với suy thoái tốt, mang lại sự đảm bảo về cơ hội việc làm ở thời kỳ căng thẳng. 4 ngành nghề đó bao gồm: chăm sóc sức khỏe, hành chính công, giáo dục, công nghệ thông tin. Giáo sư Ball giải thích rằng, những ngành này có điểm chung là ít nhạy cảm trước những biến động của lãi suất và con người phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ này dù cho nền kinh tế có suy thoái hay phát triển bùng nổ như thế nào.
Giáo sư Ball cho rằng mặc dù các trường đại học đã vật lộn rất khó khăn trong việc thuê và giữ chân nhân viên sau đại dịch Covid 19, nhưng giáo dục vẫn được xem là một lĩnh vực ổn định trong thời buổi suy thoái này. Ông hy vọng nhu cầu về nhân viên ở các trường đại học và cao đẳng sẽ tăng lên nếu suy thoái xảy ra. Bởi lẽ nhiều người tìm đến cánh cửa giáo dục và xem nó là cách thức để đạt được các kỹ năng, hỗ trợ cho việc kiếm tìm việc làm trong tương lai sau này của họ.
Vị giáo sư kinh tế Đại học Johns Hopkins chia sẻ: Mọi người có xu hướng lựa chọn học đại học hơn trong bối cảnh cơ hội việc làm trở nên kém đi. Và nếu như cá nhân đã tốt nghiệp đại học nhưng thị trường việc làm vẫn còn ảm đạm thì lựa chọn học lên sau đại học vẫn rất tối ưu.
Về phần mình, giáo sư Dyan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trau dồi kỹ năng chuyên môn sẽ giúp người lao động có giá trị hơn trong môi trường công việc đầy cạnh tranh. "Bạn không có nhiều cơ hội để chọn lựa ngoài việc có trách nhiệm với công việc mà mình đang làm. Nhưng trau dồi những kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần cũng như thực hiện tốt các kỹ năng đó là cách mà bạn có thể tự tạo ra bảo hiểm an toàn nhất cho chính mình", ông chia sẻ.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm