Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 09/10/2022

3 lo ngại của giới đầu tư toàn cầu khi chính sách tiền tệ thắt chặt

Nỗ lực chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy tỷ giá đồng USD tăng vọt trong khi giá trái phiếu và cổ phiếu trên toàn cầu rơi vào một vòng xoáy sụt giảm. Biến động thị trường trên khắp thế giới khiến giới đầu tư lo ngại.

USD tăng không ngừng, tín hiệu của suy thoái  

Mỹ hiện đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi sau đại dịch Covid - 19, giá nhiên liệu cùng một số hàng hóa gia tăng do cuộc khủng hoảng tại Ukraine và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Để ứng phó với lạm phát phi mã, Fed đã tăng lãi suất 4 lần chỉ riêng trong năm nay. 

Theo đó, Fed đã khởi động một trong những chu kỳ tăng lãi suất quyết liệt nhất của Ngân hàng Trung ương này kể từ thập niên 1980. Từ mức 0 - 0,25% hồi tháng 3, Fed hiện đã nâng lãi suất lên 3 - 3,25% và dự kiến đỉnh lãi suất sẽ là vùng 4,5 - 4,75% vào năm 2023. 

Cùng với đó, Fed chuyển sang thắt chặt định lượng (QT) để thu hẹp bảng cân đối kế toán trị giá 8,8 nghìn tỷ USD, không tiếp tục sử dụng tiền thu về từ các trái phiếu đáo hạn để tái đầu tư. Việc Fed triển khai QT đồng nghĩa không còn người mua lớn nhất trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ và trái phiếu đảm bảo bằng nợ địa ốc.

Ảnh minh hoạ 

Tuần trước, thị trường tài chính toàn cầu bước vào một giai đoạn mới của sự biến động tồi tệ, mà ở đó những cú trồi sụt bất thường của tất cả các tài sản đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Ở thời điểm hiện tại, đà tăng đồng USD đang là tâm điểm chú ý của các nhà quan sát. 

Fed tăng lãi suất khiến các nhà đầu tư toàn cầu ồ ạt mua các tài sản Mỹ và đồng USD nhờ đó đã tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác, thúc đẩy chỉ số ICE Dollar Index lên mức mạnh nhất kể từ khi ra đời vào năm 1985. Theo ông Michael Wilson, Chiến lược gia trưởng về cổ phiếu của Ngân hàng Morgan Stanley, trong lịch sử, sức mạnh như vậy của đồng USD sẽ dẫn tới một dạng khủng hoảng tài chính hay kinh tế nào đó. 

Đà tăng giá chóng mặt của đồng bạc xanh gây ra xáo trộn lớn ở nhiều nền kinh tế trên thế giới. Fed đang lái cỗ xe chính sách tiền tệ phóng quá nhanh và điều này thúc đồng USD tăng giá tới mức khó có thể hình dung được. Thị trường dường như đang đánh giá thấp về hiệu ứng lạm phát từ sự tăng giá của đồng USD đối với phần còn lại của thế giới. 

Repo 

Ông Mark Connors, Nguyên Trưởng bộ phận Tư vấn rủi ro toàn cầu của Credit Suisse tỏ ra lo ngại về biến động trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ. Bởi đây được xem là công cụ đầu tư mang lại lợi nhuận cố định (fixed income) an toàn nhất trên thế giới, sự biến động đó có thể gây gián đoạn dòng chảy trong hệ thống tài chính. 

Hiện, trái phiếu kho bạc Mỹ được hậu thuẫn bởi uy tín của Chính phủ Mỹ và được sử dụng làm tài sản thế chấp trên thị trường vốn vay qua đêm, sự giảm giá trái phiếu kho bạc Mỹ và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh có thể khiến các thị trường này không thể vận hành trơn tru được nữa. Vấn đề trên thị trường mua lại (repo - một cơ chế cấp vốn ngắn hạn đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng, doanh nghiệp và chính phủ) xuất hiện lần gần đây nhất vào tháng 9/2019 buộc Fed phải bơm nhiều tỷ USD để bình ổn thị trường. 

Trong tháng 9, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đã tăng 15 điểm cơ bản lên 4,113%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2007. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 3,64%, mức cao nhất kể từ tháng 2/2011. 

Nhiều nhà đầu tư cho rằng sự đảo ngược đáng kể khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn dài hạn là báo hiệu nguy cơ suy thoái kinh tế. Sự thay đổi này có thể sẽ buộc Fed phải dừng sớm chương trình QT. 

Hiệu ứng domino

Theo ông Connors, biến động thị trường sẽ làm lộ ra điểm yếu của nhà quản lý quỹ trót sử dụng đòn bẩy nợ quá đà hoặc có sự đặt cược không khôn ngoan. Nguy cơ xảy ra một vụ sụp đổ có thể được ngăn chặn, tuy nhiên, lệnh gọi ký quỹ (trường hợp công ty chứng khoán đề nghị khách hàng nộp tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp) và bắt buộc thanh lý tài sản có thể làm thị trường biến động mạnh hơn nữa. 

Ảnh minh hoạ 

Khi đồng USD tăng giá chóng mặt, vốn sẽ “đổ như thác” vào một vùng và tháo chạy khỏi các tài sản khác gây nên hiệu ứng domino (Một thay đổi kích hoạt một chuỗi các phản ứng khác). Fed và các Ngân hàng Trung ương đang tạo ra bối cảnh cho một cuộc tháo chạy quy mô lớn khỏi các giao dịch “carry trade” (chiến lược giao dịch dựa trên sự chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong một cặp tỷ giá).

Xu hướng tăng giá của đồng USD còn có những ảnh hưởng khác, khiến cho các nhà phát hành trái phiếu ngoại tệ USD ở ngoài Mỹ gặp khó khăn lớn hơn trong việc trả nợ. Điều này có thể làm gia tăng áp lực tại các thị trường mới nổi vốn đang phải xoay sở với lạm phát. Nhiều quốc gia có thể bán mạnh trái phiếu kho bạc Mỹ nhằm bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ của họ, khiến biến động giá trái phiếu kho bạc Mỹ càng tăng mạnh.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm