Thị trường hàng hóa
Trong suốt năm 2021, từ khóa metaverse được sử dụng phổ biến và tạo nên nhiều cuộc tranh luận về ý nghĩa của công nghệ này. Tuy nhiên tới năm 2022, vẫn chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách chính thức về metaverse. Hiện những nỗ lực tìm kiếm một định nghĩa cho công nghệ này có thể phân chia thành 3 khía cạnh chính: metaverse là một "sản phẩm hoặc dịch vụ", metaverse là "một địa điểm" và metaverse là "một khoảnh khắc".
Theo định nghĩa này, metaverse là một sản phẩm hoặc dịch vụ. Vào tháng 1/2020, tác giả và nhà đầu tư Matthew Ball đã mô tả metaverse là một mạng lưới rộng lớn gồm các thế giới 3D được chuyển đổi theo thực tế, cũng như mô phỏng mà ở đó số người được trải nghiệm không bị giới hạn và mỗi người sẽ có một cảm giác hiện diện riêng.
Ông cho rằng metaverse là một sản phẩm hoặc dịch vụ với các thuộc tính cốt lõi bao gồm tính bền bỉ, tính đồng bộ và khả năng tương tác. Tuy nhiên, chiến lược gia công nghệ Ben Thompson đã lập luận rằng mô tả này trên thực tế không khác xa so với những gì Internet đã và đang làm, sự khác biệt là một lớp 3D. Ngoài việc được định nghĩa như một sản phẩm hoặc dịch vụ, metaverse cũng thường được mô tả như là một nơi mà người dùng có thể kết nối, tương tác cũng như chuyển đổi bản thân và đồ dùng của mình qua nhiều địa điểm kỹ thuật số.
Mới đây, doanh nhân khởi nghiệp Shaan Puri đã đưa ra một định nghĩa khác mô tả metaverse như một khoảnh khắc, một thời điểm. Cụ thể, metaverse là khoảnh khắc mà cuộc sống kỹ thuật số của con người bao gồm danh tính, trải nghiệm, mối quan hệ và tài sản trở nên có ý nghĩa hơn so với cuộc sống thật. Quan điểm này đặt trọng tâm vào trải nghiệm của con người, khiến quá trình chuyển đổi sang metaverse trở thành một sự thay đổi xã hội thay vì đơn giản là chuyển đổi công nghệ.
Định nghĩa thứ ba có phần hấp dẫn vì nó tập trung vào đối tượng sẽ xây dựng và sử dụng metaverse là con người. Con người sẽ trả lời cho các câu hỏi về việc liệu metaverse sẽ nhìn ra sao và được cảm nhận như thế nào. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp đưa ra các dự đoán hữu ích về một làn sóng thay đổi kinh tế xã hội mà metaverse sẽ gây ra trong tương lai.
Nhiều nhà công nghệ đúng khi cho rằng năm 2022 sẽ đánh dấu những tiến bộ kỹ thuật của metaverse. Sự tiến bộ này phần lớn sẽ nhờ vào các đơn vị xử lý đồ họa (GPU) cải tiến, các công cụ 3D photorealistic, trí tuệ nhân tạo (AI), sự phổ biến của điện toán đám mây và 5G.
Từ quan điểm trải nghiệm của con người, sự phát triển đã nổi bật hơn tất cả những tiến bộ khác và khiến giấc mơ metaverse ngày càng gần là công nghệ thực tế mở rộng (XR). Thuật ngữ này bao gồm thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và giao diện não - máy tính (BCI). Những công nghệ này sẽ trở thành nền tảng tiếp theo định hình tương lai của metaverse.
Hiện tại và trong vài năm tới, metaverse được dự đoán sẽ chủ yếu được thể hiện thông qua thực tế ảo VR. Nói cách khác, nó sẽ trở thành một thế giới kỹ thuật số được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ cá nhân tới doanh nghiệp. Nhiều động thái gần đây bởi các tập đoàn lớn trong ngành như Meta Platforms (Trước đây là Facebook), Microsoft và Sony đều cho thấy các thiết bị như Meta Quest hoặc Sony PSVR sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, nhằm điều hướng trong môi trường 3D mang tính tương tác và tính xã hội.
Trong đó, VR tập trung chủ yếu vào việc tạo ra cảm giác hiện diện kỹ thuật số. Nhiều chuyên gia cũng đồng ý rằng đây sẽ là chìa khóa trong việc tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn cũng như giữ chân người dùng.
Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Meta Platforms thậm chí còn tuyên bố rằng metaverse đã xuất hiện dưới dạng các trò chơi điện tử phổ biến. Ứng dụng Oculus của tập đoàn hiện đang là ứng dụng dẫn đầu trong thời gian vừa qua.
Theo quan sát, Meta có thể đã bán được tới 2 triệu sản phẩm kính VR. Nhiều chuyên gia công nghệ kỳ vọng Meta sẽ mua lại một thương hiệu game lớn vào năm 2022, sau khi Microsoft mua lại Activision Blizzard với giá 68,7 tỷ USD và thương vụ Sony - Bungie 3,6 tỷ USD.
Tầm nhìn hiện tại của nền tảng này tách biệt giữa mặt kỹ thuật số và mặt vật lý khi thực tế ảo chỉ thay thế một số khía cạnh nhất định trong toàn bộ trải nghiệm của con người. Có những nhà phê bình cho rằng việc dựa vào các thiết bị VR và các nhà sản xuất nội dung để xây dựng lên metaverse sẽ chỉ tái tạo được hình ảnh Internet ngày nay, đó là một hệ sinh thái khép kín và được kiểm soát bởi các nhà điều hành.
Đây là một tương lai đối lập hoàn toàn với viễn cảnh mà những người ủng hộ Web 3 hướng tới, những người tin rằng metaverse nên hoạt động như một sự cân bằng với sức mạnh mà các tập đoàn công nghệ lớn nắm giữ.
Theo John Hanke, CEO của công ty công nghệ Niantic, công nghệ kỹ thuật số không nên cạnh tranh với thực tế vật lý vì hầu hết mọi người không thích trải nghiệm kéo dài bên trong thế giới ảo. Ông cho rằng metaverse chỉ nên cải thiện thay vì cố gắng thay thế trải nghiệm của con người.
Đồng thời, Philip Rosedale, người giám sát nền tảng mạng xã hội Second Life cũng chia sẻ rằng metaverse "không phải dành cho tất cả mọi người". Những người ủng hộ AR cũng tin rằng metaverse của tương lai sẽ dựa trên sự tổng hợp của cả thế giới vật lý và kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm của con người.
Các sản phẩm AR gần đây và sắp ra mắt từ các công ty như North (Google), Snap, Nreal và Tilt Five đã chứng tỏ tiềm năng rộng lớn của AR bên cạnh những hạn chế cần phải cải thiện để công nghệ này có thể đạt được sự phát triển tốt nhất. Ngày càng nhiều các công ty tham gia vào cuộc đua công nghệ và các tin đồn về sự ra mắt các thiết bị AR từ các “ông lớn” như Apple, có khả năng sẽ không còn quá xa.
Tầm nhìn xa nhất cho công nghệ metaverse có lẽ sẽ có sự liên quan lớn tới giao diện não – máy tính (BCI), một thuật ngữ dùng để chỉ một giao thức tương tác trực tiếp giữa các tín hiệu não với một thiết bị bên ngoài. Tất cả các mô hình thực tế mở rộng XR hiện tại đều dựa trên một màn hình và một hệ thống điều khiển truyền thống. Kể cả khi các thiết bị hiện đại hơn sử dụng thêm cả xúc giác và khứu giác, hệ thống này vẫn trọng tâm.
BCI nhằm mục đích thay thế hoàn toàn màn hình và phần cứng vật lý. Các công nghệ như Neuralink thậm chí còn yêu cầu phẫu thuật thần kinh để cấy ghép các thiết bị vào não. Trong tương lai, BCI có thể đem tới sự thay đổi mang tính cách mạng trong cách con người sử dụng các thiết bị hàng ngày. Các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng giao diện thần kinh để khôi phục khả năng nói và viết ở những người bị mất khả năng nói.
Trong bối cảnh metaverse như hiện tại, công ty trò chơi và công nghệ Valve đã tuyên bố sẽ bắt đầu khám phá công nghệ BCI vào năm ngoái cùng với nhà phát triển của set kính Galea mang tên OpenBCI. Những công nghệ này được dự tính sẽ ứng dụng cho nhiều lĩnh vực từ chơi game cho tới chăm sóc sức khỏe.
Sau khi mở rộng quan hệ đối tác với MIT Media Lab và Tobii, OpenBCI đã kêu gọi vốn để xây dựng thứ mà công ty gọi là “hệ điều hành của trí óc”. Nếu thành công, hệ điều hành này sẽ thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc hướng tới một tương lai nơi trải nghiệm của con người thực sự được tích hợp với công nghệ.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm