Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 21/12/2022

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022

Chiều ngày 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022.

Theo đó, 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022 gồm:

1. Triển khai thực hiện kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021

Ngày 24.11.2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị. Quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư, ngay từ đầu năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động chủ đề công tác năm 2022 của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, các Bộ, ngành, địa phương và đoàn thể đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từng bước đưa Văn hóa thấm sâu trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội.

2. Quốc hội Thông qua Luật Điện ảnh năm 2022

Ngày 15 tháng 6 năm 2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV thông qua Luật Điện ảnh năm 2022. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2023. Luật Điện ảnh năm 2022 bảo đảm phù hợp với các luật hiện hành và cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số trong hoạt động điện ảnh. Luật Điện ảnh năm 2022 được các nhà sản xuất, phát hành, phổ biến phim, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu… đánh giá cao và hồ hởi đón nhận.

Hình ảnh ấn vàng triều Nguyễn được giới thiệu trên trang web chính thức của nhà đấu giá MILLON (Ảnh: MILLON)

3. Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) năm 2022

Ngày 14.11.2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội hoá XV đã thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với 6 chương 56 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.7.2023.

Luật 2022 có những điểm mới như: Lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm, phòng ngừa chủ động, trong phòng có chống, trong chống có phòng, thiết lập được quy trình báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình, xử lý tin báo, xử lý hành vi bạo lực; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng chống bạo lực gia đình, xã hội hóa phòng chống bạo lực gia đình; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng chống bạo lực gia đình.

4. Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

Vào hồi 16 giờ 12 phút ngày 29.11 (giờ địa phương, tức 22 giờ 12 phút ngày 29.11 giờ Việt Nam), tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO diễn ra tại Rabat, thủ đô của Vương quốc Ma-rốc, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là một trong 56 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này.

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là hết sức quan trọng, cùng với những hỗ trợ và giải pháp tích cực của Chính phủ và chính quyền địa phương sẽ giúp cho di sản này được quan tâm, bảo vệ tốt hơn cho thế hệ sau. Quyết nghị ghi danh của UNESCO đối với di sản cũng khẳng định, sự ghi danh này sẽ góp phần đắc lực vào việc lưu giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

5. Di sản tư liệu “Bia ma nhai Ngũ Hành Sơn” và “Hệ thống văn bản làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)” được ghi vào Danh mục di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Vào lúc 12h30 (tức 10h30, giờ Việt Nam) ngày 26.11, tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra ở TP. Andong (Hàn Quốc), Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (MOWCAP) đã thông qua 2 hồ sơ “Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng” và “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)” là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là tài liệu gốc duy nhất được vua Minh Mạng ngự bút và cho khắc lên các vách núi, hang động. Sự kiện này được ghi chép lại trong các tài liệu lịch sử như Đại Nam Nhất Thống chí, Đại Nam Thực lục, Đại Nam dư địa chí ước biên…

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)

Là bộ sưu tập độc bản được viết bằng tay, gồm: 26 sắc phong gốc do các vua triều Lê, Nguyễn ban tặng; 19 tờ văn bằng và 3 bức trướng bằng lụa, viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ năm 1689 đến năm 1943.

Với giá trị nguyên gốc, độc bản, các văn bản có nguồn gốc rõ ràng và các sự kiện liên quan… đã từng làm nguồn tư liệu để biên soạn sách, vì vậy nhiều thông tin có thể kiểm chứng, đối chiếu qua các tài liệu chính sử của Việt Nam như Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục; cũng như qua các sách khảo cứu như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch.

6. Đàm phán thành công việc hồi hương kim ấn “Hoàng đế chi bảo”

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” của nhà Nguyễn đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841), được vua Bảo Đại khi thoái vị, chọn cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định (1916 - 1925) trao lại để bàn giao cho chính quyền cách mạng ngày 30.8.1945. Bên cạnh giá trị lịch sử, chính trị, văn hóa và nghệ thuật…, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với dân tộc, là biểu trưng quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất

Quyết tâm thực hiện việc hồi hương ấn vàng không chỉ để hoàn thiện các sưu tập cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị thất lạc, “chảy máu” ra nước ngoài, mà còn khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của dân tộc; khẳng định sự đúng đắn, tiên quyết của Đảng và Nhà nước ta về quan điểm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

7. Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI

Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức. Đây là sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng trong năm 2022 với sự tham dự của các nghệ sĩ điện ảnh nổi tiếng trong nước, khu vực và trên thế giới.

Việt Nam tổ chức thành công SEA Games 31

8. Tổ chức và thi đấu thành công tại SEA Games 31

Tổ chức thành công SEA Games 31, từ ngày 12 – 23/05/2022, Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Đại hội cũng nhận được sự hưởng ứng của nhân dân, người hâm mộ và thực sự trở thành ngày hội, xua tan không khí ảm đạm của đại dịch Covid - 19, khơi dậy khát vọng cống hiến.

Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu thành công, đứng thứ nhất toàn đoàn, với tổng số 446 huy chương các loại, phá nhiều kỷ lục của Đại hội ở các môn Bơi, Điền kinh, Xe đạp, Cử tạ, đặc biệt đã bảo vệ thành công huy chương vàng SEA Games của môn Bóng đá nam và huy chương vàng SEA Games lần thứ 7 của đội tuyển bóng đá nữ.

9. Lần đầu tiên Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham dự World Cup 2023

Ngoài việc bảo vệ thành công tấm HCV tại SEA Games 31, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam còn gây được tiếng vang lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử giành tấm vé chính thức tham dự Vòng chung kết World Cup 2023. Đây là chiến tích lịch sử của tuyển nữ Việt Nam, sau biết bao cố gắng, nỗ lực. “Những cô gái kim cương” đã hoàn thành giấc mơ World Cup cho bóng đá nữ nước nhà.

10. Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15.3.2022, du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ, đạt trên 100 triệu lượt khách năm 2022

Ngày 15/03/2022, Việt Nam công bố chính thức mở cửa trở lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới trên tất cả các cửa khẩu, bằng đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không. Khôi phục toàn bộ chính sách visa như trước Covid-19. Không hạn chế bất cứ hoạt động du lịch nào với khách nội địa. Với việc mở cửa này, Việt Nam được Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá là 1 trong những nước có chính sách mở cửa cởi mở nhất thế giới. Việt Nam cũng là 1 trong những nước mở cửa sớm nhất khu vực.

Xem nhiều

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm