Thị trường hàng hóa
Nữ doanh nhân Priti Rathi Gupta là người sáng lập ra LXME – nền tảng tài chính nổi tiếng dành riêng cho phụ nữ tại Ấn Độ. Priti Rathi Gupta thành công đến mức, ở lĩnh vực này, bà trở thành người phụ nữ nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn nhất. Công ty của Priti Rathi Gupta giúp những phụ nữ Ấn Độ có thể được học cách lập kế hoạch tài chính cho gia đình, bản thân và đặc biệt là những đứa con của họ.
Mới đây, Priti Rathi Gupta đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề lập kế hoạch tài chính để con cái có cuộc sống tốt hơn trong tương lai. Dưới đây chính là 10 nguyên tắc mà Priti Rathi Gupta nhấn mạnh.
1. Lập một tài khoản ngân hàng đứng tên con bạn
Cha mẹ nào cũng hi vọng con cái có một tương lai vững chắc. Mặc dù cha mẹ có điều kiện để lo cho những ước mơ sau này của con, nhưng không gì chắc chắn bằng việc sớm lập ra một tài khoản ngân hàng đứng tên của con.
Đây là một một trong những việc làm đầu tiên để đảm bảo an toàn cho tương lai của con trẻ. Tài khoản tích luỹ này sẽ lớn dần theo thời gian và sẽ có ích cho cuộc sống sau này của con bạn.
2. Bắt đầu lập kế hoạch cho các mục tiêu ngắn hạn
Là cha mẹ, điều cần thiết là lập kế hoạch cho các mục tiêu ngắn hạn. Các mục tiêu này chẳng hạn như chi phí bạn sẽ phải trả trong vòng 1-2 năm khi con bạn chào đời (quần áo, thuốc men, thức ăn và học phí vì chi phí giáo dục tăng vọt hàng năm).
Lập kế hoạch và đầu tư hiệu quả cho các mục tiêu ngắn hạn có thể làm cho hành trình nuôi con trở nên rất suôn sẻ đối với các bậc cha mẹ. Bạn sẽ hoàn toàn chủ động làm mọi thứ khi có trước một kế hoạch với những thứ ngắn hạn.
3. Bắt đầu lập kế hoạch và đầu tư vào giáo dục đại học
Giáo dục đại học là một công việc tốn kém. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu lập kế hoạch cho giáo dục đại học của con bạn.
Bạn có thể xem xét các yếu tố như chi phí giáo dục hiện tại, tỷ lệ lạm phát, tuổi của trẻ em, tuổi nhập học, lợi tức kỳ vọng… Điều này sẽ giúp bạn đạt được số tiền mục tiêu và vì đây là mục tiêu dài hạn nên bạn có thể phân bổ phần lớn tiền của bạn cho các lựa chọn đầu tư dựa trên vốn chủ sở hữu để kiếm được lợi nhuận cao hơn mức tăng lạm phát.
4. Mua bảo hiểm có kỳ hạn cho các thành viên có thu nhập trong gia đình
Đại dịch Covid-19 giúp nhiều người nhận ra bài học về tầm quan trọng của việc chuẩn bị sẵn sàng cho những điều bất trắc. Priti Rathi Gupta muốn nhấn mạnh đến việc sở hữu bảo hiểm có kỳ hạn để đảm bảo tương lai của những người trong gia đình. Trong trường hợp có bất kỳ sự kiện không may nào xảy ra, bảo hiểm có kỳ hạn có thể mang lại sự ổn định tài chính cho gia đình. Nhờ đó, những đứa trẻ cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều trước sự biến động.
5. Mua bảo hiểm y tế đầy đủ
Một trong những kế hoạch đầu tư mạnh mẽ mà cha mẹ không thể bỏ qua là có đủ bảo hiểm y tế. Con bạn được bảo vệ bởi một chương trình bảo hiểm sức khỏe tốt sẽ luôn giảm bớt gánh nặng tài chính trong cuộc sống của chúng.
6. Cha mẹ phải duy trì đủ quỹ khẩn cấp
Luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi trường hợp khẩn cấp là việc rất quan trọng. Mặc dù đã chuẩn bị bảo hiểm và lập kế hoạch cho mọi thứ, chúng ta không thể lường trước được những trường hợp khẩn cấp đột ngột phát sinh. Tạo một quỹ khẩn cấp sẽ cung cấp một sự an toàn trong bất kỳ sự cố nào như vậy.
7. Dạy những bài học về tiền bạc cho con bạn
Hãy khắc sâu thói quen tiết kiệm cho con bạn. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho tương lai tài chính của con bạn là giúp khuyến khích chúng xây dựng mối quan hệ lành mạnh với tiền bạc. Hãy chắc chắn rằng bạn đang truyền lại sự khôn ngoan về tài chính đúng đắn và đầy đủ cho con cái của bạn.
8. Biến tiền thành một phần trong các cuộc trò chuyện trên bàn ăn tối của bạn
Trong các gia đình Ấn Độ, những cuộc trò chuyện về tài chính rất hiếm và không được khuyến khích. Phụ nữ không được khuyến khích chịu trách nhiệm về tài chính của mình và tham gia vào các các cuộc trò chuyện liên quan đến tiền bạc. Mặc dù bữa ăn tối là thời gian mọi thành viên ngồi lại với nhau để thảo luận về các vấn đề gia đình, nhưng việc chia sẻ các chủ đề về tiền bạc và tài chính có thể khuyến khích con bạn cởi mở hơn về tài chính.
9. Đa dạng hóa các khoản đầu tư
Theo thông lệ, với bất kỳ kế hoạch tài chính nào, đừng bao giờ “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Đa dạng hóa các loại tài sản để quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Chuyển các khoản đầu tư của bạn từ vốn chủ sở hữu sang nợ khi bạn tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.
10. Theo dõi kế hoạch của bạn để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng
Các khoản thu chi sẽ phát sinh liên tục. Hãy theo dõi thường xuyên kế hoạch của bạn để biết mình có đang đi đúng hướng. Lập ngân sách hàng tháng và cập nhật kế hoạch thường xuyên giúp bạn luôn chuẩn bị tốt hơn để đạt được các mục tiêu của mình.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm