Thị trường hàng hóa
Đồng USD mạnh lên khá có lợi với du khách Mỹ. Chi phí thuê khách sạn, chi phí dành cho ăn uống hay mua sắm đều trở nên rẻ hơn, dù du khách Mỹ đi du lịch ở London, Paris hay Cancun. Ngược lại, đối với du khách nước ngoài đi du lịch tại Mỹ, mọi thứ đều trở nên đắt đỏ hơn.
Việc này giúp du khách Mỹ thăm các nước khu vực sử dụng đồng Euro, hoặc du khách những nước này thăm Mỹ sẽ dễ dàng đổi tiền giữa USD và Euro. Hiện, quy đổi hai đồng tiền này gần như ở mức 1 đổi 1.
Đồng USD lên giá khiến những sản phẩm xuất xứ Mỹ bắt buộc phải tăng giá ở nước ngoài, trừ khi nhà phân phối địa phương chịu hấp thụ biến động tỷ giá. Gần đây, hàng loạt công ty Mỹ như Mattel, nhà sản xuất búp bê Barbie và ô tô đồ chơi Hot Wheels đã cảnh báo khả năng suy giảm doanh số vì đồng USD tăng giá. Ông lớn ngành hàng tiêu dùng Procter & Gamble (P&G) - nhà sản xuất những sản phẩm Pampers, dầu gội đầu Dove, cũng lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của đồng USD tăng giá lên doanh số bán hàng.
Tỷ giá USD leo thang đang đặt ra nhiều thách thức lớn. Điển hình như Argentina, việc đồng USD tăng giá so với đồng Peso đã khiến giá cả sinh hoạt của người dân nước ngày tăng gấp đôi trong vòng 1 năm và dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng.
Chính phủ và doanh nghiệp ở nhiều nền kinh tế mới nổi phải dựa vào nguồn vốn từ phát hành trái phiếu USD. Khi đồng USD tăng giá, khối nợ đó của họ nếu tính bằng nội tệ cũng tăng mạnh theo. Việc huy động vốn tại thị trường trong nước cũng trở nên đắt đỏ hơn vì lãi suất USD tăng lên.
Việc đồng USD mạnh lên như một “cú sốc kép" với các nước phải nhập nhiều nguyên liệu thô như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập... Bởi hầu hết các hàng hoá cơ bản trên thị trường toàn cầu được định giá bằng USD, đồng nghĩa với việc các nước này phải chi trả nhiều nội tệ hơn để mua dầu hay lúa mì. Trong khi đó, giá cả các loại hàng hoá cơ bản tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm do ảnh hưởng của chiến sự Nga-Ukraine, điều kiện thời tiết cực đoan và đại dịch Covid-19.
Đồng USD tăng giá là một tin tốt đối với những người dân nghèo tại các quốc gia như Mexico và Guatemala, những người phần lớn sống bằng ngoại tệ của người thân đi lao động tại Mỹ. Ảnh hưởng của Covid-19 khiến dòng kiều hối giảm sút trong năm 2020, nhưng từ đó đến nay đã tăng đều trở lại.
Ngay cả đối những nước giàu như Đức, việc đồng USD tăng giá cũng gây thách thức vì nó làm gia tăng mức lạm phát vốn đã cao kỷ lục. Tỷ giá USD leo thang đẩy giá hàng hoá nhập khẩu cũng lên theo.
Để phản ứng với xu hướng này, nhiều ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất. Tuy nhiên, cách ứng phó như vậy khiến dòng chảy tín dụng bị thắt lại, đe dọa tăng trưởng kinh tế.
Đây gần như là đồng tiền duy nhất trên thế giới tăng giá so với USD trong năm nay. Sự tăng giá của đồng Rúp được cho là xuất phát nhiều từ các biện pháp kiểm soát vốn mà Moscow áp dụng. Ngoài ra, Rúp cũng được hỗ trợ bởi việc Nga tiếp tục thu về hàng chục tỷ USD mỗi tháng từ bán năng lượng cho phương Tây.
Sau khi tăng lãi suất gấp đôi lên 20% sau khi chiến dịch quân sự nổ ra, Nga liên tục hạ lãi suất để kìm đà tăng giá của Rúp và hỗ trợ nền kinh tế đang có nguy cơ suy thoái. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã hạ lãi suất 1,5 điểm phần trăm, mạnh hơn dự báo trước đó, về mức 8%.
Sự tăng giá của USD là một “khắc tinh” với biến động của đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới theo giá thị trường. Từng được quảng bá là một tài sản chống lạm phát hữu hiệu, đồng tiền mã hoá này đã mất hơn một nửa giá trong năm nay, bất chấp giá cả tiêu dùng trên thế giới tăng chóng mặt.
Sau khi đạt kỷ lục gần 69.000 USD vào tháng 11/2021, giá Bitcoin hiện còn hơn 21.000 USD, tương đương mức giảm gần 70%. Nhiều nhà đầu tư xuống tiền mua Bitcoin đã lập tức bán tháo số lượng tiền ảo sở hữu trong năm nay để chuyển vốn sang USD.
Chỉ số Big Mac là một chỉ số được tạo ra năm 1986 bởi tờ The Economist để đo lường ngang giá sức mua giữa các quốc gia, sử dụng giá của bánh burger Big Mac của McDonald's làm đối chuẩn. Chỉ số này phản ánh rằng đồng USD đang được định giá cao hơn giá trị thực so với phần lớn các đồng tiền trên thế giới.
Theo đó, “đồng bạc xanh” đang đắt đỏ nhất, đồng nghĩa với chiếc bánh Big Mac rẻ nhất đối với một du khách Mỹ ở Venezuela, Romania và Indonesia. Ngược lại, Big Mac đang rẻ nhất ở Thuỵ Sỹ, Na Uy và Uruguay.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm