Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 03/05/2023

Xuất khẩu xi măng ảm đạm, doanh nghiệp chịu áp lực tiêu thụ

Nối tiếp đà giảm của cả năm 2022, xuất khẩu xi măng, clinker quý đầu năm 2023 tiếp tục “ngấm đòn” lạm phát từ các thị trường lớn.

Trước hàng loạt yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài, số liệu thống kê cho thấy, năm 2022, tổng lượng xuất khẩu xi măng, clinker chỉ đạt 30,65 triệu tấn, giảm 33% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu xi măng đạt 15,68 triệu tấn, bằng 93% so với năm 2021, xuất khẩu clinker đạt 14,97 triệu tấn, chỉ bằng 80% so với năm 2021.

Tổng trị giá ngoại tệ thu về từ xuất khẩu xi măng, clinker trong năm 2022 đạt 1,36 tỷ USD, giảm 398 triệu USD so với năm 2021. Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) năm qua cũng không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu xi măng, clinker. Trong đó, xuất khẩu xi măng chỉ đạt 3,25 triệu tấn, bằng 82% mức thực hiện của năm 2021 và bằng 92% kế hoạch năm; xuất khẩu clinker bằng 61,5% năm 2021 và đạt 81,9% kế hoạch năm.

 

Ảnh minh hoạ

Sản lượng xuất khẩu trong quý I/2023 giảm 25% so với cùng kỳ, chỉ đạt 8,1 triệu tấn, với kim ngạch 345 triệu USD, giảm 24,6% (tương ứng mức giảm trên 100 triệu USD).

Xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc tiếp tục ảm đạm do thị trường bất động sản chưa hồi phục. Xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc trong quý I/2023 chỉ đạt gần 11,4 triệu USD, giảm tới 95% so với cùng kỳ.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) nhận định, xuất khẩu xi măng và clinker năm 2023 sẽ tiếp tục khó khăn khi nhu cầu xây dựng của thị trường chính là Trung Quốc vẫn trầm lắng.

Mặc dù Trung Quốc đã mở cửa trở lại, nhưng thị trường bất động sản nước này chưa khởi sắc, dẫn tới xuất khẩu xi măng, clinker của nước ta gặp khó.

Ngoài ra, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai là Philippines mới đây công bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời với xi măng Việt Nam. Đầu năm 2021, một số nhà sản xuất xi măng tại Philippines khởi kiện các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng từ Việt Nam vào Philippines bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất xi măng Philippines.

Theo đó, việc tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% lên 10% từ ngày 1/1/2023 cũng đang khiến doanh nghiệp điêu đứng vì giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất và thuế.

Theo doanh nghiệp xuất khẩu xi măng, trong điều kiện dư cung lớn như hiện nay, khi tổng công suất vượt 110 triệu tấn và tiếp tục được bổ sung nguồn cung từ các dây chuyền mới, trong khi nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước chỉ ở mức 64 - 65,5 triệu tấn, dẫn tới cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Trong bối cảnh các đơn vị sản xuất xi măng đứng trước áp lực phải tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra, thì việc duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Bangladesh là “sống còn” với các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ chính là xuất khẩu.

Những nhà sản xuất có sản lượng xuất khẩu lớn đang nỗ lực kéo giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thêm các thị trường mới, duy trì các bạn hàng truyền thống tại Philippines, chấp nhận thích nghi với chính sách bảo hộ mậu dịch, chính sách thuế chống bán phá giá…, nhằm thực hiện hiệu quả nhất công tác xuất khẩu sản phẩm.

Hiện tại, 3 thị trường xuất khẩu xi măng chính của nước ta là Philippines, Mỹ và Hồng Kông. Với clinker, các thị trường chính là Trung Quốc, Bangladesh, Philippines.

 

Năng lực sản xuất xi măng năm 2023 đạt hơn 120 triệu tấn (nếu điều chỉnh tỷ lệ phụ gia thì khả năng sản xuất sẽ lên tới 140 triệu tấn), trong khi tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 65 triệu tấn và xuất khẩu sẽ khó đạt con số 31 triệu tấn như năm 2022.

 

Đọc thêm

Xem thêm