Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:34 09/08/2022

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU năm 2022 dự báo đạt trên 200 triệu USD

Đến giữa tháng 7/2022, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt gần 122 triệu USD. Dự báo, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU năm 2022 đạt trên 200 triệu USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt gần 122 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021 và đã vượt kim ngạch cá tra cả năm 2021 sang thị trường này (106 triệu USD).

Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU dự kiến đạt trên 200 triệu USD

Đáng chú ý, tất cả các thị trường trong khối EU đều tăng mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam, mức tăng trưởng thấp nhất là 25%, cao nhất là tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Top 5 thị trường lớn nhất trong khối gồm Hà Lan tăng 72% và chiếm 30% xuất khẩu cá tra sang EU, Đức tăng 107%, chiếm 12%, Tây Ban Nha tăng 75% và chiếm gần 10%, Bỉ tăng 92% và chiếm 9,7% và Italy tăng 90% và chiếm gần 8% tỷ trọng...

Hơn 93% giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU là từ sản phẩm cá tra phile đông lạnh (mã HS 0304) với giá trị 113,5 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ. Sản phẩm cá tra cắt khúc đông lạnh (HS 0303) chiếm khoảng 4,4%, còn lại là cá tra chế biến chiếm 1,6%.

Theo VASEP, năm 2022, nhu cầu của các thị trường bùng nổ sau 2 năm kìm nén, sản xuất nội địa không đủ đáp ứng. Đặc biệt bối cảnh địa chính trị thế giới là xung đột Nga - Ukraine dẫn đến hàng loạt lệnh trừng phạt của các nước với kinh tế và thương mại của Nga. Thiếu nguyên liệu cá thịt trắng giữa bối cảnh lạm phát tăng kỷ lục tại EU, đó là cơ hội lớn cho sản phẩm cá tra Việt Nam. Thuế quan ưu đãi EVFTA càng phát huy thêm lợi thế cho cá tra Việt Nam sang EU trong năm 2022.

EU từng là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam với doanh số đỉnh điểm là 511 triệu USD vào năm 2010, chiếm 36% xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Cá tra Việt Nam cũng từng chiếm 22% thị phần cá thịt trắng nhập khẩu vào EU vào thời điểm đó. Cá tra thực sự bị coi là đối thủ cạnh tranh của một số loài cá thịt trắng phổ biến ở châu Âu.

Từ sau thời điểm cá tra bị đưa vào danh sách đỏ của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) năm 2010 cùng với chiến dịch truyền thông bôi nhọ ở một số nước châu Âu với các bài báo, chương trình truyền hình phản ánh sai lệch và tiêu cực về hình ảnh nuôi cá tra ở Việt Nam, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tuột dốc không phanh. Tới năm 2021, xuất khẩu cá tra sang EU chỉ đạt hơn 106 triệu USD, chiếm 7% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Trên thị trường nhập khẩu cá thịt trắng EU, cá tra Việt Nam chỉ còn chiếm 1,6% thị phần.

Ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mang lại một kỳ vọng lớn cho xuất khẩu thuỷ sản trong đó có cá tra sang thị trường này. Theo đó, các sản phẩm cá tra sẽ được giảm thuế theo lộ trình 3 năm, riêng cá tra hun khói lộ trình giảm thuế là 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Tuy nhiên, lợi thế về thuế quan cũng không thúc đẩy tăng xuất khẩu cá tra sang EU trong giai đoạn 2 năm 2020 – 2021, vì đại dịch Covid. Giãn cách xã hội và phong toả khiến phân khúc dịch vụ thực phẩm – kênh tiêu thụ lớn nhất của các tra phile tại châu Âu bị đóng cửa. Chuỗi cung ứng đứt gãy vì logistic bị đình trệ, thiếu container xuất hàng và cước vận tải biển 4-10 lần so với trước dịch là một bất lợi với ngành hàng cá tra vì giá không thể bù cho chi phí đội lên quá cao.

Do đó, những kết quả đạt được trong 7 tháng đầu năm 2022 là một tín hiệu đáng mừng cho ngành hàng cá tra sau một thời gian dài liên tục sụt giảm xuất khẩu sang EU từ năm 2010 trở lại đây.

Dù là ngành tận dụng được tốt nhất từ EVFTA nhưng theo bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông VASEP – nhận định, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU đang đối diện với nhiều thách thức. Bởi từng thị trường trong khối thị trường EU có những kiểm soát riêng, dẫn tới doanh nghiệp xuất khẩu những hiểu lầm về cấp CO, quy tắc xuất xứ. Đây chính là trở ngại đối với thuỷ sản khi xuất khẩu sang EU.

Bên cạnh đó, lạm phát khiến người tiêu dùng EU thắt chặt chi tiêu, tập trung vào mặt hàng giá vừa phải. Tỷ giá EUR so với USD thấp nhất sau 20 năm khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu và điều này khiến cho nhà nhập khẩu sẽ phải thương lượng lại với nhà nhập khẩu trong việc chậm đơn hàng. Ngoài ra, còn có các thách thức như về yêu cầu chứng nhận ngày càng cao hơn của thị trường, hay yêu cầu về môi trường, lao động cũng là vấn đề nghiêm trọng đối với thuỷ sản Việt Nam khi khai thác thị trường EU….

Với những cơ hội thị trường và lợi thế từ Hiệp định EVFTA, dự báo xuất khẩu cá tra sang EU nửa cuối năm tiếp tục tăng trưởng cao và cả năm 2022 sẽ mang về lượng ngoại tệ khoảng trên 200 triệu USD, tăng 90% so với năm 2021. Để tận dụng tối đa các lợi thế từ Hiệp định EVFTA mang lại, VASEP mong có thêm sự hỗ trợ từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương để hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan, cũng như áp dụng tốt nhất các quy tắc xuất xứ để giảm bớt các vướng mắc khi xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm