Thị trường hàng hóa
Sau năm 2022 ghi nhận tăng trưởng mạnh, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 5 tháng đầu năm nay giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 94 triệu USD.
Lý giải về điều này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho hay, thời điểm 5 tháng năm 2022, xuất khẩu cá tra sang thị trường các nước CPTPP đạt gần 147 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2021. Một năm sau, do ảnh hưởng của lạm phát giá thực phẩm toàn cầu cùng với biến động thế giới, thị trường này cũng “không phải là một ngoại lệ” của sự sụt giảm chung.
Riêng tháng 5/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường các nước thành viên CPTPP chỉ đạt 19 triệu USD, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường chính trong khối giảm nhập khẩu cá tra Việt Nam từ 10% - 65%, trừ Singapore tăng 2%.
Tính đến hết tháng 5/2023, nhiều thị trường thuộc khối CPTPP ghi nhận tăng trưởng âm như Canada đạt 14 triệu USD, giảm 50%; Mexico đạt 26 triệu USD, giảm 50%; Nhật Bản đạt 13 triệu USD, giảm 14%.
Điểm sáng duy nhất của khối thị trường này trong nhập khẩu cá tra Việt Nam là Singapore khi vẫn duy trì mức tăng trưởng dương 16%, đạt 15 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2023.
Mặc dù dân số của nước này không nhiều nhưng Singapore lại là một trong những điểm trung chuyển hàng hóa hàng đầu do sở hữu các cảng biển lớn thuận lợi giao thương quốc tế.
Trong số các thị trường thuộc khối CPTPP, Canada đứng thứ 2 về nhập khẩu cá tra Việt Nam. Đây là thị trường thủy sản giá tốt, tăng trưởng ổn định trong khối Bắc Mỹ.
Quốc gia này và Hoa Kỳ có đường biên giới chung dài nhất thế giới, quan hệ thương mại chặt chẽ, do đó Hoa Kỳ là thị trường có ảnh hưởng lớn nhất đối với thương mại thủy sản của Canada.
Những khó khăn Hoa Kỳ phải đối mặt trong bối cảnh lạm phát toàn cầu từ cuối năm 2022 trở lại đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Canada chưa thể bứt phá.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm