Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
22:45 17/12/2022

Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự kiến đạt trên 2,4 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự kiến đạt trên 2,4 tỷ USD. Con số này có thể nhận định là đỉnh cao nhất trong lịch sử của ngành hàng cá tra.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, thị trường thế giới bất ổn vì lạm phát cao, xung đột Nga - Ukraine, biến động tiền tệ, ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, nhưng các doanh nghiệp cá tra đã chủ động và linh hoạt, biến thách thức thành cơ hội, tranh thủ cơ hội nhu cầu thị trường hồi phục, giá xuất khẩu tăng và nguồn cung cá thịt trắng bị hạn chế, để gia tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

Theo đó, 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cá tra đạt 2,3 tỷ USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát toàn cầu kéo nhu cầu tiêu thụ cá tra của các thị trường đi xuống trong nửa cuối năm, song xuất khẩu cá tra cả năm 2022 được dự báo sẽ lập kỷ lục với kim ngạch 2,4 - 2,5 tỷ USD, với mức tăng trưởng kỷ lục gần 80% so với năm 2021.

Nhìn chung, năm 2022 sẽ đánh dấu cột mốc mới cho ngành hàng cá tra sau 27 năm phát triển.

Khởi đầu với con số khiêm tốn 1,6 triệu USD năm 1997, xuất khẩu cá tra đã trải qua nhiều thăng trầm, có lúc bị truyền thông xấu dìm xuống, đơn hàng của doanh nghiệp giảm, giá cá trong nước trồi sụt, bấp bênh, nhưng cũng có thời điểm thăng hoa với kim ngạch 2,2 tỷ USD. Với hành trình năm 2022, xuất khẩu cá tra đang tạo nên kỳ tích khi đóng góp gần 22% vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, 97% cá tra xuất khẩu dưới dạng phi lê (thịt cá tra chiếm 60% tổng thể), sản phẩm giá trị gia tăng và phụ phẩm chưa được khai thác triệt để.

Ngoài ra, điểm nghẽn khác của ngành hàng cá tra là chất lượng giống, tỷ lệ nuôi thành công chưa cao, môi trường, biến đổi khí hậu...

Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần đa dạng hóa sản phẩm để gia tăng giá trị

Vì vậy, để phát triển bền vững, ngành hàng cá tra cần nhiều giải pháp đồng bộ như: Liên kết, hình thành chuỗi giá trị ngành hàng cá tra giữa nông dân và doanh nghiệp; quy hoạch vùng sản xuất, cơ sở chế biến cá tra và tập trung nâng cao chất lượng con giống...

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo tình hình cung - cầu; ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất để nâng cao hiệu quả, chất lượng và an toàn thực phẩm của các sản phẩm, cũng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành hàng cá tra.

Các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa sản phẩm để gia tăng giá trị; sử dụng hiệu quả phụ phẩm; phát triển thương mại điện tử và kinh tế tuần hoàn; xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ bao gồm thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu dùng nội địa./.

Đọc thêm

Xem thêm