Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:30 20/09/2022

Xuất khẩu cá ngừ sang Bỉ duy trì tăng trưởng liên tục trong 2 năm

Là thị trường nhập khẩu (NK) cá ngừ lớn thứ 7 trong số 27 nước EU, Bỉ là một trong số ít thị trường duy trì được sự tăng trưởng NK cá ngừ liên tục trong 2 năm qua. Hiện nước này cũng đang là thị trường NK cá ngừ lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối EU.

Bỉ nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 12 triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2021. Trong số các sản phẩm cá ngừ XK, Bỉ nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam, chiếm 91% tổng giá trị XK cá ngừ sang thị trường này.

Hiện có khoảng 20 DN xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Bỉ. Trong đó, Trang Thuy Seafood, Bidifisco và Tithico là 3 DN có giá trị XK lớn nhất sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm nay.

Thị trường Bỉ vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cá ngừ từ các nước EU khác, như Hà Lan, thay vì nhập khẩu từ các nguồn cung bên ngoài khối. Tuy nhiên, do NK từ các nguồn cung trong khối EU trong những tháng đầu năm nay bị hạn chế, nên nước này đang phải tăng cường NK cá ngừ từ các nước ngoài khối. Theo số liệu thống kê của ITC, NK cá ngừ của Bỉ từ các nguồn cung ngoài khối EU đang tăng lên nhanh chóng trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong số 20 nguồn cung ngoài khối EU, Ecuador, Philippines và Việt Nam lần lượt là 3 nguồn cung cá ngừ lớn nhất cho thị trường này trong 5 tháng đầu năm nay. NK cá ngừ từ 3 nguồn cung này trong giai đoạn này đều tăng mạnh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng NK từ Việt Nam chậm hơn. Với lợi thế về nguồn cung cá ngừ có xuất xứ thuần tuý, do có đội tàu đánh bắt hùng hậu, Ecuador và Philippines đang nhanh chóng mở rộng thị phần tại Bỉ.

Theo Hiêp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đầu năm nay, do giá dầu tăng nên 40-45% tàu cá cả nước phải nằm bờ. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới nguồn cung cá ngừ nguyên liệu cho các nhà máy, đặc biệt là nguồn cung nguyên liệu có xuất xứ thuần túy (tức là nguyên liệu có xuất xứ trong nước). Do đó, các DN chế biến và XK cá ngừ phải nhập từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có Hiệp định thương mại (FTA) với Việt Nam.

Điều này đã khiến cho các lô hàng cá ngừ XK của Việt Nam không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các nước đối thủ khác khi xuất sang các nước có FTA với Việt Nam như các nước EU.

Dự báo, XK cá ngừ trong nửa cuối năm 2022 sẽ tiếp tăng trưởng tốt, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại. Kim ngạch XK cá ngừ cả năm 2022 dự kiến sẽ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2021.

 

Đọc thêm

Xem thêm