Thị trường hàng hóa
Đổi mới sáng tạo mở (Open Innovation) được hiểu là một phương thức đổi mới sáng tạo phi truyền thống (so với Đổi mới sáng tạo khép kín), giúp các công ty nhanh chóng ứng dụng thành quả từ xu thế công nghệ mới nhất, đồng thời giải quyết những vấn đề "hóc búa" do giới hạn về năng lực trong quá trình nghiên cứu sản phẩm và đa dạng hóa kinh doanh.
Theo chuyên gia Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, trong vòng 5 đến 7 năm nay, thế giới và Việt Nam chưa bao giờ nói nhiều về đổi mới sáng tạo như hiện tại. Ngoài những tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hay chuyển đổi số, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một vấn đề lớn - vừa là cơ hội vừa là thách thức - đó là sự bất định và bất thường.
Giống như việc thế giới vừa trải qua đại dịch Covid-19, không một quốc gia nào tiên đoán trước được những hậu quả to lớn mà "Thiên nga đen" mang đến. Mọi quốc gia, mọi tổ chức, mọi cá nhân trên toàn cầu đều bình đẳng trước sự mơ hồ, không biết và khó lường. Do đó, cơ hội là bình đẳng và đổi mới sáng tạo mở chính là chìa khóa mở ra cánh cửa phát triển dành cho doanh nghiệp.
Việt Nam là một nước đang phát triển theo hình thái mở trên mọi lĩnh vực với thị trường 871.000 doanh nghiệp hoạt động (trích dẫn số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến tháng 7/2022). Tuy nhiên, theo chuyên gia Võ Trí Thành, Việt Nam còn tồn tại một số nghịch lý: Đất nước có truyền thống hiếu học, nhưng tỷ lệ người lao động được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; người Việt Nam thông minh, nhưng chưa có công nghệ lõi nổi bật trên thế giới và thu nhập bình quân trên đầu người chưa cân xứng với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chuyên gia khẳng định những nghịch lý này không chỉ nằm ở vấn đề chưa đủ sáng tạo, mà còn xuất phát từ những điều cũng chưa đủ khác: chưa đủ khát vọng thay đổi, chưa đủ hiểu biết, chưa đủ kết nối và chưa đủ sự quyết tâm.
Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam luôn phải lưu tâm 3 thách thức khi thực hiện ĐMSTM: Quy mô công nghệ vượt qua năng lực tổ chức; tốc độ thay đổi công nghệ vô cùng nhanh chóng và chi phí đầu tư cho R&D (nghiên cứu phát triển sản phẩm) vượt qua khả năng đáp ứng của tổ chức.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu có xu hướng “mở”, nhưng chưa thực sự triển khai ĐMSTM nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt, cũng như chưa coi đó là một chiến lược mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tận dụng mọi nguồn lực, tạo ra các công nghệ mới hay sản phẩm mới.
Thời gian qua, các thành phần trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã dần được tạo dựng, là điều kiện thuận lợi cho đổi mới sáng tạo mở. Chẳng hạn như các start-up có nhiều sản phẩm công nghệ đột phá, các nhóm nghiên cứu, trường đại học, viện nghiên cứu sẵn sàng tham gia mạng lưới chuyên gia để giải quyết bài toán ĐMSTM của doanh nghiệp.
Cơ hội đồng thời cũng là thách thức, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở, doanh nghiệp cần tận dụng các hệ sinh thái kết nối và chủ động đặt vấn đề, nêu các thách thức của doanh nghiệp cho các bên tham gia giải quyết. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đánh giá việc đổi mới sáng tạo thường xuyên để định hình các chiến lược phát triển phù hợp.
Đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình đổi mới sáng tạo và phát triển, Intel Media & Consulting cùng đội ngũ chuyên gia - đối tác tâm huyết đã nghiên cứu và biên soạn các báo cáo chuyên sâu, giúp doanh nghiệp tham khảo hữu ích để nắm bắt thị trường và ra quyết định kinh doanh: + Báo cáo Đổi mới sáng tạo mở: www.baocaothitruong.vn/doimoisangtao + Báo cáo Thị trường ngành nghề và nhiều báo cáo khác: www.baocaothitruong.vn Thông tin liên hệ: + Email: hotro@baocaothitruong.vn Doanh nghiệp cũng có thể đăng ký tham gia VBC - Cộng đồng SMEs Việt Nam để theo dõi các thông tin và nhận các tài liệu, kiến thức chia sẻ miễn phí - mới nhất từ các chuyên gia uy tín: |
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm