Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:49 17/02/2023

Vì sao một số doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ruột đỏ đi Nhật Bản bị dừng đơn hàng?

Câu chuyện thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Nhật Bản bị dừng đơn hàng là không mới, trước đó, giữa tháng 7/2022, vấn đề này cũng đã được báo chí phản ánh.

Vừa qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ruột đỏ đi Nhật Bản tại Long An cho biết, đơn hàng của họ bị dừng lại đột ngột. Nguyên nhân sâu xa được cho là câu chuyện liên quan đến vấn đề bản quyền giống đối với trái cây xuất khẩu.

Vì sao thanh long ruột đỏ đi Nhật Bản bị dừng đơn hàng?

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Quốc Trịnh – Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An - cho hay, trước đây, việc xuất khẩu không có yêu cầu về bản quyền giống. Gần đây, Nhật Bản và Hàn Quốc có yêu cầu hàng nhập khẩu phải có giấy chứng nhận bảo hộ giống.

Năm 2017, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (đơn vị lai tạo giống thanh long ruột đỏ LD1 và đã được cấp bằng bảo hộ giống vào năm 2016) đã nhượng quyền bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 cho tư nhân là Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (Long An) với thời gian 20 năm.

Và hiện, doanh nghiệp này đã thực thi việc bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Quốc Trịnh, các doanh nghiệp khác muốn xuất khẩu thanh long ruột đỏ giống LD1 vào hai thị trường nêu trên phải có sự thoả thuận các vấn đề liên quan với đơn vị giữ quyền sở hữu là Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit. Trong đó, có vấn đề đóng phí bảo hộ giống cho phía Hoàng Phát khi xuất khẩu.

Tuy nhiên, có một điểm rất đáng lưu ý, đó là trước thời điểm Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam chuyển giao quyền bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 cho Hoàng Phát, thì loại giống này đã được bán cho nông dân sản xuất khá phổ biến. Điều này, đã tạo ra không ít khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ loại sản phẩm này. Bởi hiện nay, tại Long An, đa số bà con nông dân ở Long An đều canh tác giống thanh long ruột đỏ LD1.

Nhật Bản đã bắt đầu nhập khẩu thanh long Việt Nam từ năm 2009, tuy nhiên, trước đây việc cấp mã số vùng trồng thanh long xuất đi Nhật không có yêu cầu về bản quyền, bảo hộ cây giống. Gần đây, thị trường này mới có thêm yêu cầu này.

Hiện, Nhật Bản chỉ công nhận duy nhất một giống thanh long LD1 của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, sẽ chỉ có loại thanh long này được phép vào Nhật, với điều kiện có chứng nhận bảo hộ giống.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện không riêng Nhật Bản, mà một số nước nhập khẩu nông sản cũng có yêu cầu chứng nhận nguồn gốc giống.

Rõ ràng, việc nông sản phải tuân thủ yêu cầu của thị trường nhập khẩu mà ở đây là bản quyền, bảo hộ cây giống là yêu cầu tất yếu.

Việc này nhằm tránh vi phạm quyền bảo hộ giống cây trồng theo Luật Sở hữu trí tuệ, đồng thời đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Việc đăng ký bản quyền giống thanh long LD1 của Hoàng Phát Fruit tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc là rất cần thiết để không bị đánh mất vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, chỉ có doanh nghiệp Hoàng Phát là có bằng bảo hộ giống thanh long này. Còn hàng nghìn ha thanh long LD1, của hàng trăm hợp tác xã không có đăng ký bảo hộ bản quyền sử dụng giống sẽ giải quyết ra sao? Việc cần làm lúc này là phải đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên.

“Một số doanh nghiệp xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc đã xử lý nhiệt, nhưng khi sang thị trường đó, hải quan nước nhập khẩu không cho thông quan”, ông Nguyễn Quốc Trị chia sẻ và cho rằng, nếu chỉ riêng doanh nghiệp Hoàng Phát Fruit xuất khẩu không đủ thì nhà nhập khẩu sẽ mua ở nước khác chứ các doanh nghiệp khác của Việt Nam không xuất khẩu sang được.

Câu chuyện thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Nhật Bản bị dừng đơn hàng là không mới, trước đó, khoảng giữa tháng 7/2022, vấn đề này cũng đã được báo chí phản ánh. Ngày 17/8/2022, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 5273/VPCP-NN gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, kiểm tra thông tin về chuyển nhượng kết quả nghiên cứu giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, suốt từ năm ngoái đến nay, vấn đề tác quyền giống thanh long ruột đỏ LD1 vẫn chưa được giải quyết khiến người nông dân, HTX sản xuất loại cây trồng này vô cùng bất an. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu loại nông sản này cũng đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì không thể xuất khẩu trong khi đã liên kết với người dân, HTX thu mua loại nông sản này.

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 2.000 tấn thanh long sang Nhật Bản, tức chiếm khoảng 80% thị phần thanh long bán tại Nhật. Để giữ được vị thế này, vấn đề vướng mắc về bản quyền giống thanh long sang Nhật cần sớm được tháo gỡ.

Đọc thêm

Xem thêm