Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 04/09/2022

Vì sao doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Theo khảo sát, chỉ khoảng 25% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn tài chính chính thống. Việc tiếp cận vốn tín dụng của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất hạn chế, nguyên nhân do đâu?

Khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguyên nhân do đâu

Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đang tăng cao nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh kịp về đích trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, tiếp cận các khoản vay vốn ngân hàng đang là việc khó đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Tiếp cận nguồn vốn tín dụng đang là việc khó đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh minh họa

Theo khảo sát mới đây của Bộ KH&ĐT, hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn tài chính chính thống còn thấp (khoảng 25%), còn lại 75% là tiếp cận từ các nguồn khác như từ bạn bè, gia đình và các nguồn vay ngoài ngân hàng.

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn chính thống từ các ngân hàng là do năng lực tài chính của các chủ doanh nghiệp chưa cao, vì hạn chế về quản lý dòng tiền, minh bạch chứng từ, báo cáo tài chính.

Cùng với đó, doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn ngân hàng do liên quan đến tài sản đảm bảo, về phương án kinh doanh khả thi, lịch sử trả nợ và các điều kiện, thủ tục vay vốn khác.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân là một số ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa thực sự "mặn mà" đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, một phần do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao, trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cho vay cao.

Trước nhu cầu về vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trao đổi với báo chí, bà Bùi Thu Thủy – Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ KH&ĐT cho biết, ngoài việc ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% của Chính phủ.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thành lập những kênh tài chính riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và tăng mức dư nợ cho loại hình doanh nghiệp này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Trong thời gian tới các ngân hàng cần tăng cường đào tạo cho cán bộ của mình để hiểu và chia sẻ coi các doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng tiềm năng. Về bản thân doanh nghiệp cũng cần tăng cường năng lực, nâng cao khả năng để đạt chuẩn vay của ngân hàng.

Nên sớm nới room tín dụng

Theo TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu điều kiện đảm bảo, phương án kinh doanh thiếu khả thi sau dịch thì khó có thể tiếp cận tín dụng. Bởi các tổ chức tín dụng cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh để không mất vốn Nhà nước và vốn của ngân hàng, dù là ngân hàng tư nhân cũng có thể bị hình sự hóa.

 

Theo chuyên gia, không nên chờ đến cuối năm mà cần sớm nới room tín dụng.

Theo đó, TS Cấn Văn Lực cho rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa nên quan tâm mảng cho thuê tài chính bởi cho thuê tài chính không cần tài sản thế chấp. Hiện Việt Nam có 11 công ty cho thuê tài chính và khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê tài chính.

Bên cạnh đó cũng cần nỗ lực và thiện chí của hai bên, gồm tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp. Vì nếu tổ chức tín dụng muốn hỗ trợ, cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng doanh nghiệp thiếu tính thiện chí trung thực, xây dựng phương án kinh doanh..., thì sẽ khó tiếp cận được tín dụng.

Về gói hỗ trợ 2% lãi suất, TS Cấn Văn Lực nhìn nhận, cái khó hiện nay là làm thế nào để đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Do đó, vai trò thẩm định đánh giá của chuyên viên tín dụng là rất quan trọng cùng với sự phối hợp của các bộ có liên quan như Bộ Xây dựng, Bộ KH&ĐT…

TS Cấn Văn Lực cũng nêu ý kiến rằng không nên chờ đến cuối năm khi tăng trưởng tín dụng và lạm phát ổn rồi mới nới room tín dụng vì khi đó sẽ quá trễ so với nhu cầu phục hồi của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Không nới room ngay thì sẽ rất khó giải ngân gói hỗ trợ lãi suất. Để kiểm soát tốt thì việc nắn chỉnh dòng vốn đi đúng hướng là việc nên làm, chứ không nên thắt chặt, làm nghẽn.

Đọc thêm

Xem thêm