Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:08 16/12/2024

VASEP: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tự tin đạt 10 tỷ USD trong năm 2024

Tính đến cuối tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm trước. Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng trưởng 11,5% so với năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dần cán mốc 10 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024 đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.

Sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản tháng 11/2024 tuy chững lại nhẹ nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ấn tượng, với giá trị đạt 924 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến cuối tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm trước.

Năm 2024 đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này

 

Trong đó, xuất khẩu tôm vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, đạt mức tăng 22% trong tháng 11, và dự báo sẽ cán mốc 4 tỷ USD vào cuối năm.

Các sản phẩm khác như cá tra, cá ngừ cũng ghi nhận sự tăng trưởng khả quan. Cá tra đạt 1,84 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm, và dự báo sẽ chạm mốc 2 tỷ USD vào cuối năm 2024. Cá ngừ, mặc dù tăng trưởng chậm lại, vẫn tăng 8% so với tháng 11/2023, và có thể đạt 1 tỷ USD như kỷ lục năm 2022. Ngoài ra, một số sản phẩm như cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ và mực bạch tuộc cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao, trong đó nhuyễn thể có vỏ có mức tăng trưởng ấn tượng tới 180%.

Không chỉ có các sản phẩm chủ lực, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn phát triển mạnh các sản phẩm phụ như bột cá. Xuất khẩu bột cá đạt 220,4 triệu USD trong 10 tháng đầu năm, và dự báo cả năm sẽ đạt 264,6 triệu USD, với thị trường Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá.

Về thị trường, Trung Quốc - Hồng Kông đã vượt lên dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, với mức tăng trưởng 61% trong tháng 11, nâng tổng kim ngạch lũy kế lên hơn 1,7 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường Hoa Kỳ cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực 21% trong tháng 11, đạt 1,67 tỷ USD sau 11 tháng, và dự báo sẽ tiếp tục khả quan trong tháng cuối năm trước khi chính quyền Hoa Kỳ có thể áp dụng các mức thuế mới. Mặc dù thị trường Nhật Bản, EU và Hàn Quốc không có sự bứt phá lớn trong tháng 11/2024, nhưng vẫn đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Còn nhiều tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành Kết luận cuối cùng của vụ việc điều tra áp thuế chống trợ cấp cho tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam. Đáng chú ý, mức thuế suất cho tôm Việt Nam là 2,84%, thấp hơn đáng kể so với 5,77-5,87% của Ấn Độ và 73,57-4,41% của Ecuador. 

"Đây là kết quả đáng khích lệ đối với ngành sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giữ vững thị trường Hoa Kỳ và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế." - Lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại nhận định.

Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh với các nước như Ấn Độ và Ecuador khi xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ

 

Bên cạnh đó, thủy sản Việt Nam cũng đang có nhiều thuận lợi từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Những mặt hàng thủy sản được hưởng ưu đãi ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, đã cho những kết quả tăng trưởng xuất khẩu khả quan.

Đơn cử, thuế hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU được giảm xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Trong khi Thái Lan, Ấn Độ chưa có FTA, Ecuador vẫn chịu mức thuế cơ bản 12%...

Theo VASEP, với đà tăng trưởng hiện tại, tính đến cuối năm, ngành thủy sản Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng trưởng 11,5% so với năm 2023. Trong đó, tôm và cá tra sẽ tiếp tục là hai trụ cột chính đóng góp vào thành công này, với tôm dự báo đạt 4 tỷ USD và cá tra có thể cán mốc 2 tỷ USD.

"Nhìn chung, năm 2024 là một năm đầy hứa hẹn đối với ngành thủy sản Việt Nam, khi xuất khẩu tiếp tục đạt được những thành tựu ấn tượng, không chỉ về giá trị mà còn về sự đa dạng và ổn định của các thị trường và sản phẩm xuất khẩu." - VASEP nhận định.

Đọc thêm

Xem thêm