Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:05 08/01/2023

Từ hôm nay, Trung Quốc mở cửa hoàn toàn biên giới, Việt Nam được hưởng lợi thế nào?

Hiện cũng có nhiều đánh giá lạc quan cho rằng, xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn khi thị trường tỷ dân mở cửa trở lại, tăng trưởng GDP sẽ hưởng lợi lớn từ lượng khách Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, không nên kỳ vọng quá lớn.

Trung Quốc mở cửa biên giới từ ngày 8/1, Việt Nam được hưởng lợi?

Mới đây, một số cửa khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc được thông báo sẽ được khôi phục bình thường trở lại từ ngày 8/1. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra cú huých cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

 

Trung Quốc mở cửa biên giới từ ngày 8/1, Việt Nam chịu tác động 2 chiều. (Ảnh: NH)

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhìn nhận: Vừa qua, Trung Quốc có 2 động thái lớn, đó là mở cửa biên giới và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng COVID-19 từ ngày 8/1/2023.

“Hành động này sẽ có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam, trong đó Việt Nam có thể hưởng lợi từ xuất khẩu cũng như nhập khẩu để nối lại chuỗi cung ứng và GDP năm 2023 có thể tăng thêm từ 0,5 - 0,75%”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, Trung Quốc cung cấp khoảng 80% các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó, khi mở cửa, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhập khẩu lượng lớn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất với giá thành rẻ hơn so với quốc tế.  

Việc Trung Quốc mở cửa biên giới nối lại giao thương cũng sẽ giúp hàng hóa, kể cả nông sản lẫn sản phẩm công nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu tương đối mạnh mẽ sang phía Trung Quốc. 

Việc xuất nhập khẩu thuận lợi hơn sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, logistics, từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và giảm áp lực về lạm phát. 

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới, thì tất nhiên sẽ tác động ngay đến một số ngành nghề và lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Đơn cử điều dễ thấy nhất là hàng hóa nông sản khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ không cần kiểm dịch nữa. Mặt hàng công nghiệp sẽ dần tăng lên sau đó trong khoảng thời gian ngắn, từ nửa tháng đến một tháng.

 “Từ 2 - 3 tháng thì tác động có thể toàn diện đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực mà chúng ta có quan hệ với Trung Quốc trong thời gian trước đây. Tôi hy vọng rằng hoạt động xuất nhập khẩu với

Trung Quốc sẽ quay trở lại chiều hướng tăng trưởng mạnh mẽ”, ông Thịnh nói.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc bước vào giai đoạn “bình thường mới” cũng mang lại một số thách thức cho Việt  Nam. 

Ông Thịnh nhận định, Trung Quốc mở cửa cũng sẽ kéo theo du khách đổ vào Việt Nam. Thu nhập từ du lịch chắc chắn sẽ tăng lên nhưng chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn từ lây lan dịch bệnh trở lại.

Trung Quốc mở cửa cũng sẽ kéo theo du khách đổ vào Việt Nam. Thu nhập từ du lịch chắc chắn sẽ tăng lên nhưng chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn từ lây lan dịch bệnh.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận xét: Việt Nam có thế mạnh thì Trung Quốc cũng có lợi thế tương tự. Không những thế, họ còn có công nghệ cao hơn, năng lực tập trung và chất lượng hàng hoá tốt hơn.

Áp lực này sẽ làm giảm xuất khẩu của Việt Nam và thế giới, cũng như giảm khả năng thu ngoại tệ từ các quốc gia khác.

“Nói tóm lại, đây không phải câu chuyện riêng của Việt Nam. Nếu xét rộng ra thế giới, việc Bởi những gì chúng ta có thế mạnh thì Trung Quốc cũng có lợi thế tương tự. Không những thế, họ còn có công nghệ cao hơn, năng lực tập trung và chất lượng hàng hoá tốt hơn. Áp lực này sẽ làm giảm xuất khẩu của Việt Nam và thế giới, cũng như giảm khả năng thu ngoại tệ từ các quốc gia khác”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Không nên kỳ vọng quá lớn

Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế có phần cẩn trọng khi đưa ra nhận xét về việc Trung Quốc “bình thường mới”.

 

Xuất nhập khẩu, du lịch sẽ là ngành được hưởng lợi nhiều nhất.

Theo ông Lực, hiện cũng có nhiều đánh giá lạc quan cho rằng, xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn khi thị trường tỷ dân mở cửa trở lại, tăng trưởng GDP sẽ hưởng lợi lớn từ lượng khách Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, không nên kỳ vọng quá lớn.

Đối với xuất nhập khẩu, năm 2022, Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam với 177,7 tỷ USD, tăng 6,8%. Trong đó, nhập khẩu đạt 58,4 tỷ USD tăng 4,5%, xuất khẩu 119,3 tỷ USD tăng 7,9%. Song hai mức này đều thấp hơn mức tăng chung của xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam cả năm 2022. 

Do đó, việc Trung Quốc mở cửa sẽ có tác động đến xuất khẩu của Việt Nam, nhưng sẽ không nhiều. Bởi trong năm 2022 - trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện chính sách “zero-Covid”, xuất khẩu của

Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tăng gần 8%, mức tăng này có thể tăng thêm 1-2% trong năm 2023 nhưng vẫn còn phụ thuộc vào chính sách phòng chống dịch của Trung Quốc do số ca nhiễm đang tăng lên. 

“Việc mở cửa của đất nước tỷ dân cũng sẽ khiến nhu cầu xuất nhập khẩu thế giới tăng mạnh, từ đó tác động tới giá cả hàng hoá thế giới và Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng ngược lại tới tăng trưởng xuất nhập khẩu”, ông Lực nói.

Trước đó, các tỉnh có cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc như Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn,... đã họp khẩn để nối lại các hoạt động xuất nhập cảnh sau khi Trung Quốc hạ cấp độ phòng chống dịch COVID-19. 

Các địa phương này cũng đã có sự chuẩn bị nhất định, nhất là trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Đọc thêm

Xem thêm