Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:02 02/08/2022

Trung Quốc: Hoạt động sản xuất tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến sản lượng, đơn đặt hàng mới và việc làm

Trong tháng 7, các nhà máy của Trung Quốc hoạt động sản xuất chậm hơn khi tăng trưởng yếu đi về sản lượng, đơn đặt hàng mới và việc làm.

Được biết, trong tháng 7, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của nhà quản lý sản xuất Caixin/Markit đã giảm xuống 50,4% (từ mức 51,7% trong tháng 6). Kết quả này thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của các nhà phân tích khi hy vọng sẽ chỉ giảm nhẹ xuống mức 51,5%.

Trong tháng 6 vừa qua, các trung tâm sản xuất lớn của Trung Quốc, bao gồm cả trung tâm thương mại Thượng Hải, đã chứng kiến sự phục hồi vững chắc sau các đợt giãn cách xã hội trên diện rộng vào mùa xuân. Tuy nhiên, sự phục hồi này đã bắt đầu mờ dần trong bối cảnh tái bùng phát đại dịch co biến chủng mới đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm suy yếu nhu cầu trong nước và toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Bên cạnh đó, các đơn đặt hàng mới (trong nước và xuất khẩu) cũng giảm do nhu cầu giảm và tác động kéo dài của Covid-19 đối với chi tiêu của khách hàng.

Trong khi đó, chỉ số việc làm tại các nhà sản xuất Trung Quốc đã giảm tháng thứ tư liên tiếp và giảm xuống mức thấp nhất trong 27 tháng, phản ánh rõ rệt sự suy yếu của thị trường lao động của nước này.

Các công ty cho rằng việc cắt giảm nhân sự là hệ quả của việc cắt giảm chi phí, giảm doanh số bán hàng và việc không thay thế những người tự nguyện bỏ việc.

Wang Zhe, nhà kinh tế cấp cao của Caixin Insight Group, cho biết: “Sự phục hồi của nguồn cung và cầu đã không ảnh hưởng đến thị trường lao động cho ngành sản xuất, vốn tiếp tục thu hẹp”.

“Các công ty có khuynh hướng giảm chi phí trước nhu cầu thị trường chậm chạp, đã thận trọng trong việc mở rộng nhân viên của mình”, ông chia sẻ thêm.

Trong quý thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đáng kể, nổi bật là thiệt hại lớn do các giãn cách xã hội trên diện rộng, làm gián đoạn hoạt động sản xuất công nghiệp và chi tiêu của người tiêu dùng.

Các nhà hoạch định chính sách đã tái khẳng định lập trường kiên định với Covid và chuẩn bị bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội “khoảng 5,5%” cho năm nay, truyền thông nhà nước đưa tin sau cuộc họp Bộ Chính trị tuần trước.

Thay vào đó, các nhà chức trách sẽ tập trung vào việc đạt được kết quả tốt nhất trong năm nay, trái ngược với những lời kêu gọi trước đó rằng họ sẽ làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2022.

Nhấn mạnh rằng quý 3 sẽ là giai đoạn quan trọng để đưa nền kinh tế đi đúng hướng, bên cạnh đó ông Wang dự kiến sẽ không có các biện pháp kích thích kinh tế lớn nào.

Đồng thời, ông nói thêm rằng: “Thực hiện hiệu quả các chính sách hiện hành là một lựa chọn thiết thực hơn”.

Đọc thêm

Xem thêm