Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 30/05/2023

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 5/2023: Kinh tế đang "vượt khó", nhưng chưa "bứt tốc"

Trong tháng 5/2023, kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm cho tới nay, nền kinh tế vẫn “rung lắc” dữ dội.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng trở lại

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy, trong tháng 5, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)  ước tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thế nhưng, nếu tính chung 5 tháng qua, IIP ước tính giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5%.

Trong tháng 5/2023, kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm cho tới nay, nền kinh tế vẫn “rung lắc” dữ dội. (Ảnh: HQ)

GSO cho rằng, do tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn, đơn hàng xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước.

Người Việt chi 2 triệu tỷ đồng mua sắm

Trong khi đó, với ngành thương mại và du lịch, sự tăng trưởng có phần nhỉnh hơn. Cụ thể, tổng mức bán lẻ tháng 5 đạt 519.000 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đặt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 22,1% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 89,4%. 

“Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây và tăng 28,3% so với 5 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19”, báo cáo của GSO thông tin.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm ước đạt gần 2 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lưu trú ước đạt 268.000 tỷ đồng. Doanh thu lữ hành, du lịch đạt 11.600 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất nhập khẩu vẫn chưa thể bứt phá

Về xuất nhập khẩu, hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ, nên kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 tăng mạnh so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 55,68 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước, tuy nhiên vẫn giảm 12,3% so với năm ngoái.

Trong đó, xuất khẩu đạt 29 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước, nhập khẩu đạt 25,21 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước. 

Cộng gộp 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 262,54 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 11,6%; nhập khẩu giảm 17,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD.

FDI khởi sắc

Với FDI, tính đến ngày 20/5, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 10,86 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vốn đăng ký cấp mới có 962 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 5,26 tỷ USD, tăng 66,4% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 27,8% về số vốn đăng ký. 

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 4,43 tỷ USD, chiếm 84,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 396 triệu USD, chiếm 7,5%; các ngành còn lại đạt 437,6 triệu USD, chiếm 8,3%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 7,65 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,25 tỷ USD, chiếm 81,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 546,6 triệu USD, chiếm 7,1%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 368,3 triệu USD, chiếm 4,8%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2023 có 47 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn là 142,7 triệu USD, giảm 51,4% so với cùng kỳ năm trước; có 16 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 173,7 triệu USD, gấp 3,9 lần so với cùng kỳ.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 316,4 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 147,7 triệu USD, chiếm 46,7% tổng vốn đầu tư; thông tin và truyền thông đạt 108,5 triệu USD, chiếm 34,3%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 15,1 triệu USD, chiếm 4,8%.

Đọc thêm

Xem thêm