Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:15 22/04/2023

Thị trường trái cây đầu mùa: Giá tăng mạnh, sức mua giảm

Dù mới bước vào cuối tháng 4 nhưng trái cây mùa hè đã được bán rộng rãi tại các chợ truyền thống và siêu thị với mức giá tăng khoảng 20%-30% so với cùng kỳ năm ngoái dù sức mua đã giảm sút.

Thời tiết oi bức cũng là thời điểm mà nhiều loại trái cây mùa hè bước vào giai đoạn thu hoạch. Đây cũng là những loại trái cây chứa nhiều vitamin và nước để giải khát, tăng sức đề kháng, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Nhiều loại trái cây mùa hè đã có mặt tại chợ và sạp trái cây.

Theo ghi nhận của PV, tại các chợ truyền thống và siêu thị trên địa bàn TP. Hà Nội, các loại hoa quả, trái cây đầu mùa được bày bán với số lượng lớn, mặt hàng đa dạng, dồi dào như xoài, dưa hấu, nhãn, mận, mơ,...Tuy nhiên, một số loại trái cây khác như: chôm chôm, măng cụt, bòn bon, mít… về chợ còn tương đối ít.

Giá hoa quả đầu mùa không rẻ, tăng khoảng 20%-30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, xoài Cát Chu có giá 40.000 đồng/kg, tăng 15.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái; thanh long ruột đỏ có giá 40.000 đồng - 50.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng - 10.000 đồng; thanh long ruột trắng có giá 35.000 đồng/kg, chanh dây 38.000 đồng/kg, dưa hấu Sài Gòn giá 20.000 đồng - 25.000 đồng/kg, dứa cỡ to giá 10.000-12.000 đồng/quả,...

Đáng chú ý, các loại quả như mận hậu, thanh mai, nhót đầu mùa có giá cao chót vót với giá khoảng 150.000-200.000 đồng/kg, lấn lướt cả trái cây nhập khẩu. Hiện tại, các loại quả này đã hạ nhiệt nhưng vẫn giữ ở mức cao hơn hẳn so với trái cây cùng mùa vụ, dao động từ 70.000 đồng - 80.000 đồng/kg.

Trên nhiều trục đường của Hà Nội như: Hồ Tùng Mậu, Tôn Thất Thuyết, Trần Thái Tông, Xã Đàn…, giá bán tại các xe hàng rong cũng rẻ hơn các sạp cố định khoảng 2.000-5.000 đồng/kg, tùy loại.

Nhiều tiểu thương các chợ truyền thống ở TP. Hà Nội như chợ Nghĩa Đô (Cầu Giấy), chợ Mỹ Đình (Nam Từ Liêm), chợ Thành Công (Ba Đình),... đều thừa nhận trái cây năm nay hầu hết đều tăng giá dù nguồn cung rất dồi dào, trừ một số loại như xoài cát Hoà Lộc,....

Ông Trần Văn Thanh - một thương lái thu mua trái cây tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên cho biết, năm nay hoa quả được mùa, được giá. Mặt hàng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc hầu hết đều là trái cây mùa hè như thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, sầu riêng,...

Sức mua của người dân giảm sút.

Lượng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc có giảm nhưng nhìn chung số lượng vẫn lớn nên giá trái cây nội địa vẫn tăng mạnh vào đầu mùa.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng khi bước vào giai đoạn chính vụ, khoảng tháng 5 đến tháng 7, giá hoa quả sẽ rẻ hơn. Thêm vào đó, mặt hàng trái cây Trung Quốc và Thái Lan cũng đang ồ ạt, đổ xô về chợ, thậm chí còn lấn át nhiều loại trái cây nội địa khiến thị trường trái cây Việt Nam gặp khó.

Trong khi đó, sức mua của người dân lại giảm sút đáng kể, khoảng 30% - 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là giá cả hàng hóa, trái cây tăng cao, thu nhập giảm sút do kinh tế khó khăn. Cùng với đó là tâm lý lo sợ dịch bệnh tái diễn khiến nhiều người buộc phải thắt chặt chi tiêu, cắt giảm thực đơn hàng ngày.

Theo khảo sát “Thói quen tiêu dùng 2023” của PwC cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn trong thói quen chi tiêu. Cụ thể, 62% người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu do quan ngại về giá cả gia tăng.

Đọc thêm

Xem thêm