Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:18 25/08/2022

Thị trường nội địa trở thành “điểm sáng” trong bức tranh của ngành gỗ

Trong khi xuất khẩu đang xu hướng chậm lại thì thị trường nội địa lại trở thành điểm sáng giúp doanh nghiệp gỗ phần nào giảm bớt áp lực kinh doanh.

Khó khăn kép

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - cho biết: Sau thời gian tăng trưởng liên tục, từ tháng 4/2022 xuất khẩu gỗ đã chững lại và từ tháng 7/2022 đã có dấu hiệu tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 7/2022 chỉ đạt 1,3 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ chỉ đạt 845,9 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ. Đây là tháng đầu tiên ngành gỗ tăng trưởng âm trong vòng hơn 1 năm trở lại đây.

Chỉ ra nguyên nhân, theo ông Nguyễn Chánh Phương, do một số thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ lạm phát, trong đó thị trường Mỹ (chiếm tỷ trọng 60%) lạm phát cao, dẫn tới chi tiêu của người dân giảm. Ngoài ra, đơn hàng mới của doanh nghiệp cũng đang chậm lại do kế hoạch mua hàng từ thị trường Mỹ không có con số chính xác. Ngoài khó khăn trên, doanh nghiệp gỗ còn phải đối mặt với tình trạng ngân hàng “hết room” tín dụng, lãi suất cao, trong khi đó việc tiếp nhận gói hỗ trợ 2%. “Qua khảo sát của chúng tôi thì nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm hạn mức tín dụng, có doanh nghiệp bị cắt giảm hơn nửa, dẫn tới khó khăn trong kế hoạch tài chính. Mong muốn của doanh nghiệp lúc này là được giữ hạn mức tín dụng hoặc được tiếp cận gói lãi suất 2%”- ông Phương nói.

Doanh nghiệp gỗ đang tăng trưởng chậm lại sau thời gian liên tục gặt hái thành công.

Để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm thời gian sản xuất, bố trí cho công nhân làm luân phiên. Ông Trần Văn Quang - Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Khánh Xương (Bình Dương)- cho biết: Doanh nghiệp này đang phải sản xuất cầm chừng. Theo đó, nếu như trước 1 tháng xuất khẩu khoảng 100 container thì nay giảm chỉ còn 15-20 container. Do đó, Khánh Xương buộc phải cắt giảm dần lao động và tới hiện tại chỉ còn khoảng 30% so với thời điểm trước dịch (chỉ còn khoảng trên 300 người). “Thời điểm dịch bùng phát chúng tôi đã cắt giảm lao động sản xuất một đợt và đến nay khi đơn hàng sụt giảm, tiếp cận khách hàng khó khăn chúng tôi lại cắt giảm đợt nữa. Qua các đợt, chúng tôi đã cắt giảm 70% lao động”- ông Quang chia sẻ.

Cũng như Khánh Xương, ông Trần Hoài Hữu - Giám đốc Công ty TNHH Gia Nhiên cho hay, doanh nghiệp này đã cắt giảm khoảng 50% lao động sản xuất và 20% lao động khối văn phòng để ứng phó với tình hình sụt giảm đơn hàng.

Điểm sáng thị trường nội địa và Đông Nam Á

Tuy nhiên, theo ông Phương, trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì điểm tích cực là nhóm hàng ở nội địa đang phục hồi trở lại sau hơn 2 năm gián đoạn vì dịch bệnh. Theo đó nhiều công trình như nhà ở, khách sạn, khu nghỉ dưỡng đã xây dựng trở lại để bàn giao đúng cam kết cho nhà đầu tư, kéo theo nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ, cụ thể như gỗ ngoại thất nhiều hơn.

“Thị trường nội địa không có chỉ số đo lường nhưng qua quan sát nhóm doanh nghiệp làm hàng ngoài trời chúng tôi thấy họ tuyển lao động nhiều và các nhà máy của họ làm không hết việc”- ông Phương cho biết.

Cũng theo ông Phương, ngoài thị trường nội địa, đơn hàng của doanh nghiệp tại các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện khá ổn định. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sản xuất gỗ ở phân khúc cao cấp cũng không có biến động về đơn hàng.

Trong bối cảnh khó khăn đó, theo các doanh nghiệp, việc HAWA phối hợp cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh khởi động lại Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam (VIFA-Expo 2022) được họ kỳ vọng sẽ tạo nơi giao lưu, xúc tiến bán hàng.

“Chúng hi vọng sau khi tham gia hội chợ sẽ có thêm nhiều khách hàng bởi đây là hội chợ gỗ đầu tiên sau gần 3 năm gián đoạn vì đại dịch”- ông Trần Hoài Hữu kỳ vọng. Ông Hữu cũng giải thích, ở các kỳ hội chợ trước đây công ty Gia Nhiên tham gia đều có đơn hàng được ký ngay tại hội chợ, thậm chí hiệu ứng sau đó rất tốt vì có nhiều khách hàng sau đó mới ký kết hợp đồng.

Đồng quan điểm, ông Trần Văn Quang cho hay, doanh nghiệp này đã đều đặn tham gia hội chợ VIFA-Expo hơn 10 năm qua. Dù mỗi năm chi phí tham gia triển lãm ngót nghét 500 triệu đồng song doanh nghiệp cũng nhận lại kết quả tương xứng. Cụ thể có năm khách hàng đến trực tiếp xưởng ký hợp đồng ngay thời điểm hội chợ diễn ra, có năm sau khi hội chợ kết thúc khách hàng tìm tới.

Đọc thêm

Xem thêm