Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:37 08/11/2022

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11: Giá dầu thô cao nhất trong 2 tháng, giá nông sản diễn biến bất thường

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11 ghi nhận giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng, tuy nhiên đà tăng không vững.

Giá dầu thô tăng cao

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu giảm điều chỉnh trong một phiên giao dịch đầy biến động ngày hôm qua. Kết thúc phiên 07/11, giá WTI giảm 0,89% xuống 91,79 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 0,66% xuống 97,92 USD/thùng.

Thị trường giằng co với một bên là lo ngại về nhu cầu suy yếu của Trung Quốc, nơi các quan chức một lần nữa tái khẳng định việc giữ vững chính sách Zero-Covid, sẵn sàng phong tỏa nhiều thành phố, khu sản xuất để kiểm soát dịch. Tuy vậy, các nhà đầu tư dường như vẫn kỳ vọng việc thay đổi trong chính sách sẽ sớm xảy ra, bất chấp các thông tin chính thức do sức ép từ phía người dân sau khi trải qua thời gian dài dưới các biện pháp quản lý nghiêm ngặt cũng như từ mặt kinh tế.

Ngày hôm qua, số liệu xuất nhập khẩu tiêu cực của Trung Quốc cho thấy bức tranh tiêu cực của nước này nếu tiếp tục duy trì các biện pháp cũ. Trong tháng 10, xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng trưởng âm 0,3% và âm 0,7%, một phần do nước này mạnh tay phòng dịch để chuẩn bị đại hội đảng, khiến các vấn đề sản xuất, chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp. Đây chính là thông tin gây sức ép chính cho giá trong phiên sáng.

Tuy vậy, trong phiên thị trường chứng kiến nhịp phục hồi trở lại, với nguồn cung trong vòng 1 tháng tới được kỳ vọng sẽ trở nên thắt chặt hơn, khi lệnh cấm vận nhập khẩu dầu Nga của châu Âu có hiệu lực. Dù khách hàng châu Á được kỳ vọng sẽ thay các nước châu Âu trở thành người mua lớn, tuy nhiên các khó khăn về vận chuyển cũng như các quy định về bảo hiểm khiến cho quy trình sẽ gặp nhiều trắc trở. Trong khi đó, cuối năm các nhà máy lọc dầu lại gia tăng công suất, với công suất vận hành tại Mỹ dự kiến sẽ đạt 90%. Nhà máy lọc dầu tư nhân lớn nhất Trung Quốc Zhejiang Petroleum and Chemical Co (ZPC) đang tăng sản lượng dầu diesel, trong khi Công ty Công nghiệp Dầu khí Tích hợp Kuwait (KIPIC) cho biết giai đoạn đầu tiên của nhà máy lọc dầu Al Zour đã bắt đầu hoạt động thương mại.

Giá cũng nhận được hỗ trợ khi tâm lý chấp nhận rủi ro gia tăng trên thị trường chung. Dòng tiền chuyển dịch vào các thị trường rủi ro, với Dollar Index giảm mạnh xuống 110,12, mức thấp nhất trong vòng 10 ngày, trong khi thị trường tài chính của châu Á và Mỹ đồng loạt đi lên hỗ trợ sức mua trên thị trường. Đồng Dollar suy yếu giúp cho chi phí của người mua nắm giữ tiền tệ khác trở nên rẻ hơn.

Kim loại diễn biến trái chiều, giá đồng quay đầu giảm

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 07/11, thị trường kim loại ghi nhận những diễn biến có phần trái chiều. Đối với nhóm kim loại quý, lực mua tiếp tục được duy trì khiến giá bạc tăng 0,65% lên mức 20,92 USD/ounce. Trong khi đó, bạch kim tăng mạnh 3,01% lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2022, đóng cửa tại mức giá 989,4 USD/ounce.

Bất chấp lời phát biểu của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rằng mức đỉnh lãi suất có thể cao hơn mục tiêu trước đây, song các nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm hy vọng về việc Fed sẽ sớm giảm tốc quá trình tăng lãi suất. Dữ liệu lao động tháng 10 được công bố cuối tuần trước cho thấy thị trường việc làm Mỹ đã xuất hiện một số dấu hiệu gặp sức ép trong môi trường lãi suất tăng cao khi tốc độ tăng trưởng tiền lương chậm lại, ở mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua. Điều này càng củng cố cho niềm tin Fed có thể xem xét nhẹ tay hơn với chính sách thắt chặt tiền tệ. Đồng Dollar Mỹ suy yếu do đó đã hỗ trợ cho bạc và bạch kim bởi áp lực chi phí nắm giữ vật chất giảm bớt.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng mở cửa giảm mạnh khi các quan chức ngành y tế Trung Quốc trong một cuộc họp vào cuối tuần tuyên bố rằng sẽ "không thay đổi" cách tiếp cận đối với chính sách Zero-Covid, gây thất vọng cho nhiều nhà đầu tư hy vọng vào sự mở cửa trở lại của quốc gia này theo các tin đồn lan truyền trước đó. Cả đồng COMEX và đồng LME đều ghi nhận đà giảm hơn 2% trong phiên hôm qua.

Sức ép bán càng gia tăng khi mà dữ liệu thương mại quốc tế tháng 10 của Trung Quốc tiêu cực hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về đà phục hồi tăng trưởng giai đoạn tới. Tăng trưởng xuất khẩu, một trong những động lực chính đóng góp lớn vào GDP của Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên sau hơn hai năm vào tháng 10, với mức giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái do sức tiêu thụ toàn cầu suy yếu. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hoá cũng giảm 0,7%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2020, phản ánh nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn đang ở mức yếu. Điều này đã tạo ra áp lực bán lên thị trường đồng, vốn là đầu vào quan trọng cho hoạt động sản xuất công nghiệp.

Bên cạnh đó, nhập khẩu đồng các loại của Trung Quốc giảm mạnh hơn 20% từ 509.954 tấn xuống còn 404.414 trong tháng 10, ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021, phản ánh nhu cầu yếu và góp phần gây sức ép đến giá.

Các mặt hàng nông sản trải qua ngày giao dịch giằng co mạnh

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, cả ba mặt hàng nhóm đậu tương đều đồng loạt sụt giảm. Đậu tương đã giảm sâu ngay từ khi mở cửa sau đó phục hồi trở lại. Dù vậy, lực bán tại vùng kháng cự 1465 cents đã khiến giá một lần nữa suy yếu. Triển vọng nhu cầu tiêu thụ không tích cực từ Trung Quốc là yếu tố đã gây sức ép lên giá.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chi nhánh Bắc Kinh, sản lượng đậu tương niên vụ 22/23 của Trung Quốc dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 19 triệu tấn, cao hơn mức 16,4 triệu tấn trong niên vụ trước và mức 18,4 triệu tấn trong báo cáo Cung cầu (WASDE) tháng 10. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân đã đẩy mạnh gieo trồng tại nhiều khu vực trong năm nay. Đối với nhập khẩu, USDA chi nhánh duy trì dự báo ở mức 96,5 triệu tấn, do nhu cầu cao đối với khô đậu tương từ Trung Quốc. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức 98 triệu tấn trong dự đoán chính thức của USDA. Ngoài ra, khối lượng ép dầu đậu tương trong niên vụ 22/23 của Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ đạt 95 triệu tấn, thấp hơn mức 96 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 10.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đậu tương của nước này trong tháng 10 chỉ đạt mức 4,14 triệu tấn, thấp hơn 19% so với cùng kì năm ngoái và là mức nhập khẩu hàng tháng thấp nhất kể từ năm 2014 đến nay. Trong 10 tháng đầu năm, lũy kế nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc đã đạt 73,18 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Những thông tin trên là yếu tố đã góp phần tạo áp lực lên giá.

Dầu đậu tương là mặt hàng sụt giảm mạnh nhất nhóm nông sản trong ngày hôm qua, khi phải chịu sức ép từ diễn biến dầu thô. Các quan chức y tế Trung Quốc ngày hôm qua cho biết nước này sẽ "không thay đổi" cách tiếp cận đối với chính sách Zero-Covid, dập tắt các tin đồn cho rằng Chính phủ sẽ sớm nới lỏng chính sách và dần mở cửa trở lại. Đây là tin không vui đối với nhu cầu tiêu thụ dầu thô và dầu thực vật. Do đó, lực bán đã được đẩy mạnh đối với dầu đậu trong ngày hôm qua.

Đối với khô đậu tương, sự suy yếu của đậu tương là nguyên nhân chính đã khiến giá mặt hàng này chịu áp lực bán, trong bối cảnh không có quá nhiều thông tin cơ bản.

Đối với lúa mì, mặc dù mở cửa giá đã lao dốc mạnh nhưng đà giảm đã dần thu hẹp. Đây vẫn là thời điểm nhạy cảm đối với cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nên giá sẽ biến động mạnh mẽ theo những thông tin liên quan đến triển vọng xuất khẩu lúa mì ở Biển Đen.

Tại Ukraine, Bộ Nông nghiệp cho biết, nước này đã xuất khẩu gần 14,3 triệu tấn ngũ cốc kể từ đầu niên vụ 22/23 cho tới hiện tại, giảm 30,7% so với mức 20,6 triệu tấn cùng kỳ niên vụ trước. Tính riêng trong 7 ngày đầu tháng 11, Ukraine xuất khẩu 1,07 triệu tấn ngũ cốc, thấp hơn so với mức 1,19 triệu tấn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu như thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen tiếp tục được gia hạn thì nước này có thể xuất khẩu 6-7 triệu tấn nông sản mỗi tháng. Đánh giá này được đưa ra dựa trên khối lượng ngũ cốc nước này đã xuất khẩu trong tháng 09 và tháng 10 – 1 tháng sau khi thỏa thuận đi vào hoạt động ổn định. Điều này đủ để giúp Ukraine đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Giá thức ăn chăn nuôi nội địa vẫn ở mức cao

Trên thị trường nội địa, giá các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã hạ nhiệt so với tuần trước, nhưng vẫn neo ở mức giá cao. Cụ thể, giá ngô giao vào cuối năm nay tại cảng Cái Lân đang được chào bán trong khoảng từ 8.950 đồng/kg, giao vào quý I năm sau ở khoảng 9.150 -9.500 đồng/kg trong khi giá khô đậu tương được bán trong khoảng 14.850 đồng/kg cho kỳ hạn giao đến cuối năm nay.

Với mức giá như hiện tại, các nhà máy thức ăn chăn nuôi sẽ ít mua hàng và hoạt động thương mại có thể sẽ diễn ra ảm đạm trong vài ngày tới. Càng gần tới Tết nguyên đán, nhu cầu nhập khẩu sẽ càng cao hơn, khi đó nếu giá nhập khẩu vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp sẽ vẫn phải mua hàng để đảm bảo ổn định sản xuất trước Tết.

Đọc thêm

Xem thêm