Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 03/12/2022

Thị trường hàng hóa hôm nay 3/12 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu phục hồi, nhập khẩu bông giảm

Thị trường hàng hóa hôm nay 3/12 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu phục hồi, nhập khẩu bông giảm. Giá cà phê và dầu cọ bật tăng.

Giá dầu thô biến động

Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thô nối dài đà giảm sáng tuần thứ 3 liên tiếp và ghi nhận mức đóng cửa tuần thấp nhất kể từ đầu năm cho đến nay. Bức tranh tiêu thụ tiêu cực, trong khi những lo ngại về nguồn cung trong ngắn hạn tạm thời giảm bớt đã gây áp lực lên giá. Kết thúc tuần giao dịch 21/11 – 27/11, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 1 năm sau trên sở NYMEX giảm 4,78% xuống còn 76,28 USD/thùng, trong khi Brent cùng kỳ hạn trên sở ICE giảm 3,8% xuống 83,84 USD/thùng.

Ngay từ phiên đầu tuần, dầu thô đã phản ứng mạnh trước một vài nguồn tin cho rằng nhóm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh OPEC+ có kế hoạch tăng sản lượng, khiến giá dầu đánh mất 5 USD/thùng ngay trong phiên. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ năng lượng của Saudi Arabia đã nhanh chóng phủ nhận điều này, đồng thời khẳng định duy trì việc cắt giảm sản lượng tới cuối năm 2023, giúp lực mua quay trở lại. Có thể thấy rằng, với cân bằng cung – cầu đang rất mong manh, giá dầu sẽ có phản ứng mạnh trước các tác động từ thị trường.

Đến ngày tiếp theo, kết thúc ngày 28/11, giá dầu thô WTI tăng 1,26% lên 77,24 USD/thùng, giá dầu thô Brent gần như không đổi, chỉ nhích nhẹ 0,06% lên 83,89 USD/thùng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/11, sắc xanh bao phủ toàn bộ các mặt hàng trong nhóm năng lượng. Giá dầu WTI kỳ hạn tháng 1 năm sau trên Sở NYMEX tăng phiên thứ 2 liên tiếp với mức tăng 1,24% lên 78,2 USD/thùng. Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 2 năm sau tăng 0,43% lên mức 84,25 USD/thùng.

Giá dầu liên tục đón nhận lực mua tích cực ngay từ khi mở cửa phiên, do một số nguồn tin cho rằng, nhóm OPEC+ có thể sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng trong cuộc họp vào ngày 4/12 sắp tới. Phân tích từ nhà tư vấn công nghiệp FGE cho biết con số có thể lên tới 2 triệu thùng/ngày, trong khi đơn vị RBC dự đoán OPEC+ có thể cắt giảm 500.000 - 1 triệu thùng/ngày.

Đến khi kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11, giá dầu thô WTI tăng 3,01% lên 80,55 USD/thùng, giá dầu thô Brent cũng tăng 3,23% lên 86,97 USD/thùng.

Đến cuối tuần, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 1 năm sau trên sở NYMEX ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng 0,83% lên 81,22 USD/thùng. Dầu Brent kỳ hạn tháng 2 trên sở ICE giảm nhẹ 0,1% xuống 86,88 USD/thùng.

Các quan chức phía Trung Quốc đang cho thấy những động thái mềm mỏng hơn đối với chính sách kiểm soát dịch bệnh Covid-19, bắt đầu với việc cho phép người có nguy cơ nhiễm thấp tại quận đông dân Triều Dương, Bắc Kinh được cách ly tại nhà. Niềm tin về việc quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ sớm mở cửa tiếp tục hỗ trợ cho lực mua đối với dầu thô trong phiên.

Tuy nhiên, đà tăng của giá cũng chững lại vào cuối phiên, trước thông tin các quốc gia khu vực Châu Âu (EU) chính thức xem xét mức giá trần đối với dầu thô Nga ở ngưỡng 60 USD/thùng. Nhóm nước G7 cũng cho thấy sự ủng hộ nhất định với khoảng giá này, nhưng hiện tại, dầu Urals của Nga đang được bán chiết khấu với mức khoảng 48 USD/thùng tới vùng Baltic trong tuần qua. Do đó, mức trần giá này được dự đoán cũng sẽ không gây ra quá nhiều thiệt hại tới dòng chảy dầu từ Nga. Giá dầu Brent do đó cũng chịu áp lực bán nhẹ bởi thông tin này.

Giá bông giảm về mức thấp nhất trong 3 tuần

Đáng chú ý, giá bông tiếp tục suy yếu trước những lo ngại về nhu cầu, đặc biệt là tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu bông lớn nhất thế giới.

Bông đã ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp do những lo ngại về nhu cầu tiếp tục giảm. Theo đó, tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp với số ca mắc mới lập đỉnh với hơn 40.000 ca. Điều này khiến thị trường lo ngại về việc nhu cầu tiêu thụ bông của nước nhập khẩu số 1 thế giới vẫn sẽ suy yếu trong thời gian tới, từ đó gây áp lực lên giá. Ngoài ra, đồng Dollar Mỹ khởi sắc trong phiên hôm qua sau hàng loạt các phát biểu của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng hạn chế lực mua từ khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác, và góp phần vào mức giảm gần 2% trong phiên hôm qua của bông.

Giá cà phê phục hồi

Ở diễn biến khác, sau sự khởi sắc trong tuần trước, giá Arabica đã giảm hơn 1% trong phiên hôm qua trước áp lực về thời tiết và việc đồng Real suy yếu. Theo dự báo mới nhất của Viện Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Inmet), xu hướng mưa sẽ tiếp tục ở phần lớn vườn cà phê tại Brazil trong những ngày tới. Điều này khiến thị trường trở nên tích cực hơn với triển vọng nguồn cung trong niên vụ tới, bất chấp việc mưa đá lại xuất hiện tại Minas Gerais vào cuối tuần trước. Bên cạnh đó, đồng Real suy yếu, thúc đẩy lực bán từ phía nông dân Brazil, từ đó gây áp lực lên giá và góp phần vào lực giảm của giá Arabica trong phiên hôm qua.

 

Giá cà phê phục hồi

Tuy nhiên, đóng cửa ngày 29/11, sắc xanh gần như bao trùm trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Đáng chú ý khi cả cà phê Arabica và bông đều bật tăng sau phiên giảm mạnh trước đó.

Cà phê bất ngờ bật tăng gần 4% nhờ vào sự khởi sắc của đồng Real. Theo đó, đồng Real tăng gần 2% trong phiên hôm qua, đẩy cặp tỷ giá USD/Brazil Real giảm 1,79%. Điều này đã hạn chế lực bán từ phía nông dân Brazil, từ đó hỗ trợ giá. Ngoài ra, lượng cà phê chờ để phân loại vào các kho dự trữ của ICE đang giảm dần, điều này đồng nghĩa với việc đà tăng của tồn kho đạt chuẩn Arabica trên Sở ICE US sẽ sớm kết thúc.

Theo thống kê mới nhất của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 11, nước ta đã xuất khẩu 55,4 nghìn tấn cà phê tương đương với kim ngạch 134,4 triệu USD. Luỹ kế từ đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 1,48 triệu tấn cà phê trị giá 3,42 tỷ USD. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu cà phê tính đến ngày 15/11 năm nay đã tăng 12% về lượng và tăng tới 34% về giá trị.

Thị trường kim loại lạc quan hơn về bức tranh tiêu thụ

Kết thúc phiên giao dịch hôm qua ngày 30/11, sắc xanh bao phủ gần như toàn bộ các mặt hàng trong nhóm kim loại. Kim loại quý ghi nhận phiên tăng khá mạnh khi thị trường tập trung hướng về những phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, trong đó báo hiệu về giai đoạn giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới. Kết phiên, giá bạc tăng 1,61% lên mức 21,78 USD/ounce. Bạch kim tăng mạnh 3,04% lên 1039,3 USD/ounce. Cả hai kim loại này đều ghi nhận mức tăng tháng thứ 3 liên tiếp.

Cả bạc và bạch kim đều đón nhận lực mua tích cực ngay từ khi mở cửa phiên khi các nhà đầu tư lạc quan hơn với kịch bản Trung Quốc sẽ sớm mở cửa trở lại, giúp nhu cầu kim loại quý cho ngành công nghiệp phục hồi. Bạch kim ghi nhận đà tăng mạnh mẽ hơn do ứng dụng chủ yếu trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là ngành sản xuất ô tô.

Đà tăng của 2 mặt hàng kim loại quý này càng được nới rộng sau khi ông Jerome Powell phát đi các thông điệp giảm tốc tiến trình thắt chặt tiền tệ, đồng thời bác bỏ ý kiến ​​​​cho rằng Fed có ý định thắt chặt quá mức kể cả khi sẽ gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế. Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng nền kinh tế Mỹ vẫn có thể “hạ cánh mềm”, với viễn cảnh giá cả được khống chế và không có sự gia tăng đáng kể nào đối với tỷ lệ thất nghiệp. Báo cáo việc làm phi nông nghiệp của ADP cho thấy thay đổi việc làm giảm mạnh từ 239.000 người xuống còn 127.000 trong tháng 11, thấp hơn 73.000 so với dự đoán của thị trường. Trong khi đó, báo cáo của JOLT cũng cho thấy số cơ hội việc làm giảm trong tháng 10 so với tháng trước.

Cuối tuần, sắc xanh tiếp tục áp đảo trên bảng giá kim loại với lực mua rất mạnh đối với nhóm kim loại quý. Giá bạc có mức tăng mạnh nhất 4,87% lên 22,84 USD/ounce. Giá bạch kim tăng 1,5% lên 1054,9 USD/ounce.

Các mặt hàng kim loại quý nối dài đà tăng trước sự suy yếu của đồng USD. Chỉ số Dollar Index giảm mạnh về 104,7 điểm, mức thấp kể từ tháng 8/2022, và đà giảm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Các số liệu kinh tế được công bố trong hôm qua càng củng thêm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ tốc độ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 sắp tới.

Đọc thêm

Xem thêm