Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:54 28/01/2023

Thị trường hàng hóa hôm nay 28/1 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu ảm đạm, giá cà phê bứt phá

Thị trường hàng hóa hôm nay 28/1 và nhìn lại tuần qua, giá dầu trải qua một tuần giao dịch ảm đạm. Giá cà phê Arabica bứt phá lên mức cao.

Giá dầu thô biến động

Vào đầu tuần, thống kê từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 11, khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp do sự lạc quan của các nhà đầu tư về nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc. Giá dầu WTI kỳ hạn tháng 3 trên sở NYMEX tăng 1,91% lên mức 81,64 USD/thùng. Dầu Brent cùng kỳ hạn trên sở ICE tăng 2,76%, đóng cửa tuần tại mức giá 87,63 USD/thùng.

Giá dầu thô ít biến động

Đến ngày 24/1, giá dầu thô diễn biến trái chiều khi giá WTI giảm 0,02% về 81,62 USD/thùng, trái lại, giá dầu thô Brent tăng nhẹ 0,64% lên 88,19 USD/thùng.

Ngày 25/1, dầu thô đã xóa bỏ mức tăng trong hai phiên trước đó, do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và do dữ liệu sơ bộ cho thấy dự trữ dầu của Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Giá dầu WTI giảm 1,83% xuống 80,13 USD/thùng. Dầu Brent giảm xuống còn 86,13 USD/thùng.

Dầu thô ghi nhận những diễn biến khá giằng co trong nửa phiên đầu, khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng trong giai đoạn quốc gia tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc vẫn đang trong kỳ nghỉ Lễ Tết Nguyên Đán. Lực bán gia tăng mạnh mẽ đặc biệt là trong phiên tối khi lo ngại về bài toán tăng trưởng toàn cầu, và đặc biệt là nền kinh tế lớn nhất, Mỹ sẽ phải đối diện với áp lực. Về lĩnh vực sản xuất tại quốc gia này, chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất của S&P Global đạt 46,8 trong tháng này, mặc dù tăng từ mức 46,2 trong tháng 12 và vượt ước tính trung bình là 46,0, nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng 50, biểu thị sự thu hẹp hoạt động tại các nhà máy.

Đến ngày 26/1, biên độ giao dịch nhỏ cùng với việc giá ít thay đổi phản ánh tâm lý có phần lưỡng lự của thị trường trước một loạt các tin tức được công bố hôm qua. Trong bối cảnh Trung Quốc đang ở trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán, mọi sự chú ý đổ dồn vào báo cáo tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Bước sang ngày 27/1, sau khi rơi xuống mức giá thấp nhất trong vòng một tuần, giá dầu đã lấy lại được động lực tăng trong phiên kết thúc ngày 26/1, với dầu WTI kỳ hạn tháng 3 trên sở NYMEX tăng 1,07% lên mức 81,01 USD/thùng, dầu Brent cùng kỳ hạn trên sở ICE tăng 1,57% lên 87,47 USD/thùng. Những diễn biến mới trong kế hoạch cấm vận của các nước phương Tây đối với các sản phẩm dầu tinh chế từ Nga trong tháng 2 sắp tới, cùng một vài lo ngại về nguồn cung dầu từ Mỹ đã hỗ trợ cho sức mua quay trở lại thị trường.

Lực mua mạnh hơn đối với dầu thô chỉ xuất hiện trong phiên chiều tối, trước một vài thông tin cho thấy nguồn cung dầu còn gặp nhiều rủi ro trong khi triển vọng tiêu thụ dài hạn đang có xu hướng tích cực hơn. Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét kế hoạch giới hạn giá dầu diesel của Nga ở mức 100 USD/thùng, mức có thể giúp ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu mà khối này sẽ áp đặt đối với Moscow từ ngày 5/2.

Tuy nhiên, tác động trên thực tế được nhiều chuyên gia đánh giá vẫn sẽ mang lại nhiều rủi ro. Các hợp đồng tương lai dầu diesel hiện đang giao dịch ở mức khoảng 130 USD/thùng ở Tây Bắc Châu Âu. Trong khi đó, nguồn cung của Nga gần đây đã được giao dịch với mức chiết khấu lớn so với những người từ nơi khác. Việc đánh giá dầu diesel của Nga đã bị tạm dừng vào đầu tháng này, nhưng mức chiết khấu gần nhất vào ngày 10/1 đang là 15,2 USD/thùng so với giá ở các khu vực khác. Do đó, mức giảm giá này vẫn khiến dầu diesel của Nga cao hơn mức trần giá và có thể sẽ hạn chế nguồn cung trong trường hợp giới hạn được thông qua.

Trong khi đó, việc gia tăng nguồn cung dầu thô từ Mỹ cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Giá cà phê Arabica tăng mạnh lên mức cao nhất 2 tuần

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của năm âm lịch, sắc xanh tiếp tục áp đảo trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Đáng chú ý khi Arabica tăng trưởng tốt khi số liệu xuất khẩu suy yếu trong những ngày đầu năm 2023.

Với mức tăng 2,42%, Arabica đạt mức giá cao nhất trong 2 tuần trở lại đây ngay trong bối cảnh xuất khẩu suy yếu trong đầu năm 2023. Theo dữ liệu từ chính phủ Brazil, quốc gia cung ứng Arabica lớn nhất thế giới đã xuất khẩu hơn 121.000 tấn cà phê trong 3 tuần đầu tháng 01/2023, giảm mạnh so với mức 178.051 nghìn tấn của cùng kỳ năm 2021. Cùng với đó, lượng cà phê đang chờ phân loại lại để chuyển vào các kho dự trữ của ICE đang ở mức rất thấp và có thể sẽ chuyển hướng không còn là yếu tố gây áp lực lên giá.

Giá cà phê Arabica đạt mức cao nhất trong 2 tuần trở lại đây

Ca cao cũng là mặt hàng có được mức tăng khá tốt trong phiên hôm qua với 1,52%. sản lượng ca cao tại Bờ Biển Ngà, quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới đứng trước nguy cơ có thể suy yếu do nắng nóng khiến năng suất giảm.

Giống với Arabica, bông cũng ghi nhận sự khởi sắc trong phiên giao dịch hôm qua với mức tăng gần 1%. Dollar Index nối dài đà giảm, đồng nghĩa với việc Dollar Mỹ suy yếu. Điều này giúp giá bông Mỹ trở nên rẻ hơn đối với khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó kích thích lực mua trên thị trường và hỗ trợ giá tăng.

Đồng và sắt thép duy trì ở mức giá cao trước tiềm năng tiêu thụ tích cực

Cùng chung xu hướng giá với dầu thô, giá nhiều mặt hàng kim loại cơ bản tiếp tục ở vùng tích cực. Giá đồng COMEX tăng nhẹ 0,54% sau hai phiên giao dịch giằng co, đạt mức 4,27 USD/pound.

Động lực chính thúc đẩy giá vẫn là những lo ngại về nguồn cung tại hai nhà sản xuất hàng đầu là Chile và Peru. Trong khi hoạt động sản xuất đồng tại Peru bị gián đoạn vì các cuộc biểu tình thì sản lượng tại Chile đang tăng trưởng chậm hơn, trong bối cảnh nhiều dự án khai thác bị chậm tiến độ và không đáp ứng được các tiêu chuẩn về cơ sở kỹ thuật và môi trường.

Nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới hiện đang phải đối mặt với các vấn đề nan giải như chất lượng quặng giảm sút, thiếu hụt nước và nhân công.Theo ước tính, sản lượng đồng có khả năng đạt mức đỉnh khoảng 7,14 triệu tấn vào năm 2030, con số này thấp hơn nhiều so với mức 7,62 triệu tấn vào năm 2028 mà cơ quan quản lý Cochilco đã dự báo vào một năm trước. Trong khi đó, nhu cầu tại Trung Quốc và Ấn Độ bùng nổ có thể kéo thị trường đồng vào viễn cảnh thâm hụt trong năm 2023.

Đối với quặng sắt, giá tăng nhẹ 0,57% lên 126,3 USD/tấn. Giá của kim loại được tiêu thụ nhiều nhất tại Trung Quốc vẫn tăng đều đặn bất chấp tuần nghỉ lễ. Diễn biến giá tiếp tục phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc nhu cầu tiêu thụ sắt thép tại Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ sau kỳ nghỉ.

Ngành sắt thép Việt Nam được kỳ vọng dần phục hồi

Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận những điểm sáng với ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%, thì đối với ngành thép Việt Nam, 2022 là một năm đầy thách thức, với tiêu thụ nội địa suy yếu, giá cả nguyên liệu sản xuất thép diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp thép rơi vào tình trạng khó khăn.

Tuy nhiên, theo MXV, với sự bùng nổ trong nhu cầu tại nhiều quốc gia châu Á, thị trường sắt thép nội địa sẽ có nhiều cơ hội phục hồi và phát triển. Sản xuất thép cũng đã tích cực hơn trong giai đoạn cuối năm 2022. Cụ thể, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,135 triệu tấn, tăng 16,95% so với tháng 11/2022. Bán hàng thép các loại đạt 2,159 triệu tấn, tăng 11,17% so với tháng trước. Hoạt động đầu tư mới tiếp tục được đẩy mạnh trong năm mới, sẽ là chìa khoá giúp các doanh nghiệp sắt thép thoát khỏi thách thức và tăng cường tìm kiếm cơ hội.

Đọc thêm

Xem thêm