Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:00 02/01/2023

Thị trường hàng hóa hôm nay 2/1: Thị trường hàng hóa sôi động sau kỳ nghỉ Lễ

Thị trường hàng hóa hôm nay 2/1 ghi nhận mức tăng đồng đều trên mọi lĩnh vực, từ giá dầu thô, giá nông sản đến giá kim loại.

Dầu thô tăng giá, kỳ vọng nhu cầu Trung Quốc bùng nổ

Giá dầu WTI tăng 2.37%, chạm mốc 80.26 USD/thùng, dầu Brent tăng 2.94% lên mức 85.91 USD/thùng. Lực mua xuất hiện ngay từ đầu phiên khi trước đó, thị trường tiếp tục hấp thụ các thông tin từ báo cáo của Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho xăng trong tuần trước giảm mạnh 3,1 triệu thùng, và tổng các sản phẩm được cung cấp cũng tăng lên 22.8 triệu thùng, cao hơn mức trung bình 4 tuần. Nhu cầu có dấu hiệu tích cực hơn đã hỗ trợ cho giá.

Tuy nhiên, biên độ dao động khá hẹp với khối lượng giao dịch mỏng trước thềm nghỉ Lễ, thêm vào đó là những lo ngại về bức tranh tiêu thụ trong ngắn hạn trên thị trường Trung Quốc do dịch bệnh bùng phát, và các quốc gia trên thế giới cũng thắt chặt kiểm dịch các chuyến bay và du khách Trung Quốc. Điều này đã hạn chế đà tăng mạnh của giá dầu. Lực mua được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong phiên tối trước thông tin Nga chuẩn bị xuất khẩu một lượng lớn dầu diesel trước các lệnh trừng phạt của EU đối với các sản phẩm dầu của Nga kể từ tháng 5/2.

Các lô hàng nhiên liệu từ các cảng quan trọng ở Baltic và Biển Đen của Nga, bao gồm một số cảng có nguồn gốc từ Belarus, sẽ tăng lên 2.68 triệu tấn vào tháng 1, tăng 8% so với dòng chảy dự kiến của tháng 12 và tốc độ xuất khẩu cao nhất kể từ ít nhất là tháng 1/2020. Nhu cầu lọc dầu có thể sẽ được thúc đẩy trong ngắn hạn và do đó, hỗ trợ cho giá dầu liên tục tăng vào cuối phiên. Lệnh cấm của EU đối với dầu diesel nhập khẩu từ Nga có khả năng làm phức tạp hoá nguồn cung hơn cả việc cấm hầu hết các giao dịch mua dầu thô đường biển bắt đầu vào đầu tháng này.

Ngoài ra, rủi ro Nga trả đũa cũng sẽ là nhân tố đáng chú ý đối với giá dầu trong thời gian tới. Trong khi đó, về trung và dài hạn, các nhà đầu tư đang kỳ vọng nhu cầu bùng nổ trở lại trên thị trường Trung Quốc sau khi mở cửa sẽ thúc đẩy giá phục hồi mạnh mẽ.

Nhóm đậu tương diễn biến trái chiều

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), dẫn đầu đà tăng trên thị trường nông sản trong tuần qua là khô đậu tương với mức tăng mạnh 4,3% lên 519,18 USD/tấn, theo sau là đậu tương cũng bật tăng đến 2,66%. Kỳ vọng về nhu cầu cải thiện cùng với việc mùa vụ ở Nam Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi là nguyên nhân chính dẫn tới lực mua chiếm ưu thế hơn đối với thị trường đậu tương trong tuần qua.

Theo báo cáo Giao hàng xuất khẩu, bán hàng đậu tương trong tuần vừa rồi của Mỹ vẫn duy trì ổn định ở mức 705.813 tấn. Con số này cũng nằm trong khoảng dự đoán và nhìn chung không phải là yếu tố tác động quá rõ ràng lên giá. Tuy nhiên, đây sẽ là số liệu quan trọng và là mốc so sánh cho những tuần tiếp theo. Với bối cảnh Trung Quốc nới lỏng kiểm soát dịch Covid thì niềm tin của thị trường về nền kinh tế hay ngành chăn nuôi của nước này hồi phục trở lại cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy triển vọng nhu cầu cải thiện.

Trái lại, dầu đậu tương đóng cửa trong sắc đỏ với mức giảm 0,9% xuống 1.412 USD/tấn. Ủy ban Dầu cọ Malaysia (MPOB) cho biết giá dầu cọ thô dự kiến sẽ ổn định quanh mức 3.800 MYR/tấn trong năm 2023. Dự báo trên được đưa ra sau khi MPOB cho rằng thời tiết sẽ có sự cải thiện trong năm tới giúp sản lượng dầu cọ của Malaysia cao hơn, cùng với đó là nguồn cung các loại dầu thực vật khác sẽ cao hơn. Thông tin này đã tạo áp lực lớn lên giá mặt hàng này.

Lúa mì cũng là mặt hàng đón nhận lực mua tích cực trong tuần trước một vài lo ngại về vụ mùa tại Argentina có thể khiến nguồn cung thu hẹp và hỗ trợ cho giá. Theo Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE), sản lượng lúa mì niên vụ 2022/23 của Argentina có thể bị cắt giảm trở lại trong những tuần tới do năng suất thấp hơn dự kiến. Sương giá muộn và hạn hán lịch sử đã khiến BAGE cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì của Argentina xuống còn 12,4 triệu tấn, từ mức 20,5 triệu tấn đầu niên vụ

Gần như toàn bộ nhóm kim loại đón nhận lực mua tích cực

Đối với nhóm kim loại, ngoại trừ đà suy yếu của nhôm LME thì tất cả các mặt hàng còn lại đều đóng cửa trong sắc xanh trong tuần qua. Nhóm kim loại quý chứng kiến mức tăng 1,47% lên 1824,40 USD/ounce của giá vàng. Chung xu hướng, giá bạc và bạch kim lần lượt kết thúc tuần với mức tăng 0,5% lên 24 USD/ounce và 4,28% lên 1073,7 USD/ounce.

Sự suy yếu của thị trường chứng khoán cùng với đồng USD đã mang lại nhiều sự hỗ trợ cho các mặt hàng kim loại quý. Vàng vốn là kim loại có vai trò trú ẩn tốt nhất nên giá vẫn duy trì ổn định trên 1.800 USD. Trong khi đó, thị trường bạch kim đang ở trong giai đoạn thăng hoa, và kết thúc mức tăng theo quý lớn nhất kể từ năm 2008. Theo Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới dự báo, thị trường bạch kim sẽ thâm hụt vào năm 2023 khi nhu cầu tăng 19% còn nguồn cung chỉ tăng 2%. Bất chấp những rủi ro về suy thoái, nhu cầu công nghiệp đối với bạch kim sẽ tăng 10% so với năm 2022, vượt mức trung bình 10 năm, và điều này đã hỗ trợ mạnh cho giá.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, quặng sắt dẫn đầu đà tăng với mức tăng gần 6% lên mức 117,5 USD/tấn, trong khi giá đồng trải qua một tuần biến động khá khó đoán, kết thúc với mức tăng rất nhỏ, chỉ 0,04% lên 3,81 USD/pound. Các tin tức liên quan tới Trung Quốc đều có ảnh hưởng tới cả hai mặt hàng kim loại này, tuy nhiên thị trường đang kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh chóng hơn ở thị trường quặng sắt, đã giúp cho giá mặt hàng này tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8, đánh dấu mức tăng 50% so với mức đáy 78 USD vào tháng 11.

Cuối tuần, Trung Quốc công bố chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) tháng 12, với chỉ số PMI sản xuất tiếp tục giảm tháng thứ 4 liên tiếp về 47 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020. Điều này phản ánh sự suy yếu nghiêm trọng của nền kinh tế thứ hai toàn cầu, bất chấp các biện pháp nới lỏng hạn chế chống dịch. Đây là tin tức rất tiêu cực và có thể khiến cho giá của các mặt hàng kim loại cơ bản đồng loạt giảm trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2023 sắp tới.

Thị trường hàng hoá sẽ dần sôi động hơn sau kỳ nghỉ Lễ năm mới

Theo MXV, thị trường hàng hoá trong giai đoạn sắp tới nhiều khả năng sẽ thiết lập các xu hướng mới rõ ràng hơn khi bước vào giai đoạn đầu tư mới. Dòng tiền đầu tư có sự cải thiện rõ rệt sẽ làm tăng tính thanh khoản cho thị trường. Trong tuần này, tâm điểm của nhiều mặt hàng nhiều khả năng vẫn tập trung vào những động thái mới nhất của Trung Quốc trong việc mở cửa trở lại, với kỳ vọng điều này có thể giúp cho bức tranh tiêu thụ khởi sắc và hỗ trợ cho giá nhiều nguyên liệu, đặc biệt là trong nhóm năng lượng hay kim loại. Tuy nhiên, trước khi đỉnh dịch Covid-19 tại quốc gia này qua đi, đà phục hồi vẫn sẽ tương đối chậm.

Ngoài ra, thị trường cũng sẽ đón chờ các tín hiệu vĩ mô, đặc biệt là dữ liệu bảng lương phi nông tháng 12 tại Mỹ nhằm đánh giá bức tranh lao động tại quốc gia này. Trong trường hợp tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hay số người có việc ngoài ngành nông nghiệp ít hơn dự báo có thể sẽ là tín hiệu khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất chậm lại, và nhiều mặt hàng sẽ duy trì tín hiệu tích cực.

Đọc thêm

Xem thêm