Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:34 13/11/2022

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu thô, giá nông sản biến động thất thường

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11 và nhìn lại tuần qua, Giá dầu thô, giá kim loại biến động thất thường, tín hiệu vui cho nông sản.

Giá dầu thô lên xuống thất thường

Vào đầu tuần, giá các sản phẩm dầu tăng rất mạnh khi những lo ngại về Zero-Covid tại Trung Quốc giảm bớt. Dầu thô đóng cửa tuần với mức giá cao nhất trong vòng 2 tháng, ngày 7/11 kết thúc với WTI tăng 5,36% lên 92,61 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 5,12% lên 98,57 USD/thùng.

Đến 8/11, giá dầu đồng thời giảm mạnh do các bất ổn trong lần bầu cử giữa kỳ tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 3,14% xuống 88,91 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 2,61% xuống 95,36 USD/thùng.

Đến cuối tuần, giá dầu tăng trở lại khi thị trường đón nhận được tín hiệu tích cực từ tình hình lạm phát tại Mỹ. Trong phiên, đã có lúc giá dầu giảm sâu do các tin tức tiêu cực từ dịch Covid-19 tại Trung Quốc tiếp tục làm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Số ca nhiễm liên tục tăng đã dập tan mọi kỳ vọng về sự mở cửa một cách nhanh chóng của nước này, bất chấp một số tín hiệu về việc nới lỏng các quy định về thời gian tự cách ly hay các chuyến bay quốc tế.

Bên cạnh đó, việc Nga dự kiến sản lượng sẽ sụt giảm từ 9,9 triệu thùng dầu/ngày xuống còn 9 triệu thùng dầu/ngày trong thời gian tới cũng là một yếu tố hỗ trợ cho giá dầu. Lệnh cấm vận nhập khẩu dầu Nga của châu Âu càng đến gần, thì khả năng thị trường rơi vào thiếu hụt càng lớn. Do đó, giá dầu mặc dù điều chỉnh trong các phiên đầu tuần, vẫn có khả năng sẽ phục hồi trở lại.

Giá kim loại biến động thất thường

Giá kim loại cũng có một tuần biến động thất thường. Đầu tuần, ngoại trừ mức giảm nhẹ của chì LME, giá của các mặt hàng còn lại trong nhóm kim loại đồng loạt bật tăng mạnh mẽ và giữ vững sắc xanh. Bạch kim ghi nhận tuần tăng thứ 3 liên tiếp, đạt mức giá cao nhất trong vòng 3 tháng sau khi tăng 1,2% lên 960,5 USD/ounce. Đáng chú ý, bạc dẫn đầu đà tăng của toàn thị trường kim loại, tăng 8,55% lên ngưỡng 20,78 USD/ounce.

Sau khi giảm vào giữa tuần, kết thúc phiên giao dịch ngày 10/11, tâm điểm về dữ liệu lạm phát Mỹ trong tháng 10 là nhân tố chính thúc đẩy lực mua mạnh mẽ trên thị trường kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc mở cửa phiên với mức giá thấp hơn và diễn biến giằng co, nhưng nhanh chóng tăng vọt vào phiên tối và kết thúc tại mức giá 21,70 USD/ounce sau khi tăng 1,76%. Bạch kim ghi nhận mức tăng theo ngày lớn nhất kể từ tháng 9/2020, với mức tăng 5,79% lên 1.055 USD/ounce, mức đóng cửa cao nhất kể từ giữa tháng 3 năm nay.

Dữ liệu từ Chính phủ Mỹ vào tối qua cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng chậm lại trong tháng 10 ở mức 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy mức tăng hàng năm xuống dưới 8% lần đầu tiên trong tám tháng. Con số này thấp hơn mức tăng 8,2% vào tháng 9 và đánh bại dự đoán ở mức 8,0% của thị trường. Đây là dữ liệu mạnh nhất đang cho thấy lạm phát tại Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất. Điều này khiến thị trường tin rằng Fed có thể sẽ xem xét làm giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ trong cuộc họp tháng 12 và sau đó. Tâm lý trên đã kéo dòng tiền quay trở lại thị trường rủi ro, và khiến đồng Dollar Mỹ suy yếu mạnh trong phiên, từ đố hỗ trợ cho giá bạc và bạch kim vốn nhạy cảm với lãi suất và tiền tệ.

Các mặt hàng nông sản trải qua ngày giao dịch giằng co mạnh

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, cả ba mặt hàng nhóm đậu tương đều đồng loạt sụt giảm. Đậu tương đã giảm sâu ngay từ khi mở cửa sau đó phục hồi trở lại. Dù vậy, lực bán tại vùng kháng cự 1465 cents đã khiến giá một lần nữa suy yếu. Triển vọng nhu cầu tiêu thụ không tích cực từ Trung Quốc là yếu tố đã gây sức ép lên giá.

 

Giá lúa mì nhiều biến động

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chi nhánh Bắc Kinh, sản lượng đậu tương niên vụ 22/23 của Trung Quốc dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 19 triệu tấn, cao hơn mức 16,4 triệu tấn trong niên vụ trước và mức 18,4 triệu tấn trong báo cáo Cung cầu (WASDE) tháng 10. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân đã đẩy mạnh gieo trồng tại nhiều khu vực trong năm nay. Đối với nhập khẩu, USDA chi nhánh duy trì dự báo ở mức 96,5 triệu tấn, do nhu cầu cao đối với khô đậu tương từ Trung Quốc. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức 98 triệu tấn trong dự đoán chính thức của USDA. Ngoài ra, khối lượng ép dầu đậu tương trong niên vụ 22/23 của Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ đạt 95 triệu tấn, thấp hơn mức 96 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 10.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đậu tương của nước này trong tháng 10 chỉ đạt mức 4,14 triệu tấn, thấp hơn 19% so với cùng kì năm ngoái và là mức nhập khẩu hàng tháng thấp nhất kể từ năm 2014 đến nay. Trong 10 tháng đầu năm, lũy kế nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc đã đạt 73,18 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Những thông tin trên là yếu tố đã góp phần tạo áp lực lên giá.

Dầu đậu tương là mặt hàng sụt giảm mạnh nhất nhóm nông sản trong ngày hôm qua, khi phải chịu sức ép từ diễn biến dầu thô. Các quan chức y tế Trung Quốc ngày hôm qua cho biết nước này sẽ "không thay đổi" cách tiếp cận đối với chính sách Zero-Covid, dập tắt các tin đồn cho rằng Chính phủ sẽ sớm nới lỏng chính sách và dần mở cửa trở lại. Đây là tin không vui đối với nhu cầu tiêu thụ dầu thô và dầu thực vật. Do đó, lực bán đã được đẩy mạnh đối với dầu đậu trong ngày hôm qua.

Đối với khô đậu tương, sự suy yếu của đậu tương là nguyên nhân chính đã khiến giá mặt hàng này chịu áp lực bán, trong bối cảnh không có quá nhiều thông tin cơ bản.

Đối với lúa mì, mặc dù mở cửa giá đã lao dốc mạnh nhưng đà giảm đã dần thu hẹp. Đây vẫn là thời điểm nhạy cảm đối với cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nên giá sẽ biến động mạnh mẽ theo những thông tin liên quan đến triển vọng xuất khẩu lúa mì ở Biển Đen.

Cà phê Arabica chạm mức thấp nhất trong 15 tháng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/11, sắc xanh áp đảo trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Hai mặt hàng cà phê nối tiếp lực giảm từ đầu tuần, đẩy giá về mức thấp kỷ lục trong hơn 1 năm trở lại đây.

Arabica có phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp với mức giảm 2,40%, đẩy giá về mức 166,65 cents/pound, thấp nhất kể từ 07/2021. Tồn kho đạt chuẩn của Arabica trên Sở ICE US có ngày tăng thứ 3 với mức tăng 20.079 bao loại 60kg và vẫn còn tín hiệu cho việc tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào từ Colombia và Trung Mỹ khi bước vào thời điểm thu hoạch. Bên cạnh đó, những cơn mưa thường xuyên trong thời gian gần đây vẫn đưa lại hỗ trợ tích cực cho triển vọng nguồn cung cà phê tại Brazil trong niên vụ tới. Chính 2 yếu tố này đã gây áp lực lên giá Arabica trong phiên hôm qua.

Đối với Robusta, thị trường đang chờ đợi nguồn cung từ Việt Nam với mùa vụ được đánh giá ở mức tốt và yếu tố thời tiết thuận lợi phục vụ cho quá trình thu hoạch thuận lợi, dự kiến sẽ cung cấp nguồn cung đáng kể trong thời gian tới. Đây là yếu tố sức ép lên giá, khiến mặt hàng này giảm hơn 1%

Theo sau cà phê, dầu cọ thô cũng có phiên suy yếu với mức giảm 1,62% trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 trở nên nghiêm trong hơn tại Trung Quốc. Theo Uỷ ban Sức khỏe Quốc gia, nước này đã ghi nhận 7.691 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua. Điều này không chỉ củng cố thêm cho lập trường rắn chắc về việc thắt chặt các biện pháp chống dịch mà còn đe dọa đến nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật trên toàn cầu, trong đó có dầu cọ.

Ở chiều ngược lại, 2 mặt hàng đường đều có phiên tăng mạnh, trong đó đường 11 tăng 1,71% và đường trắng tăng 1,22% trong bối cảnh nguồn cung chịu áp lực thu hẹp. Pháp, quốc gia sản xuất đường từ củ cải hàng đầu thế giới đã điều chỉnh cắt giảm sản lượng từ mức hơn 32,69 triệu tấn trong dự báo tháng trước xuống còn 31,94 triệu tấn. Theo đó, triển vọng sản xuất sẽ giảm 7,1% so với năm ngoái và 13,6% so với trung bình 05 năm, làm dấy lên lo ngại thiếu hụt nguồn cung đường. Thông tin này đã gây áp lực khiến giá đường tăng trở lại.

Xuất khẩu cà phê nội địa giảm trong tháng 10 nhưng luỹ kế tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong ngày 8/11, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tiếp tục giảm 400 đồng/kg so với ngày hôm qua. Theo đó, giá cà phê trong nước được chào bán trong khoảng 39.900 – 40.500 đồng/kg.

Theo số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 10 vừa qua, nước ta xuất khẩu 79,8 nghìn tấn cà phê với kim ngạch đạt hơn 207,8 triệu USD. So với tháng 09, xuất khẩu cà phê giảm mạnh 13,7% về lượng nhưng chỉ giảm 8,5% về giá trị do chưa chính thức vào mùa vụ và lượng hàng tồn kho không còn nhiều.

Tuy nhiên, luỹ kế trong 10 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu cà phê vẫn tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu tăng rất mạnh 33,7% giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, có thể nói, trong năm nay, nước ta đã có mùa vụ cà phê được mùa, được giá.

Đọc thêm

Xem thêm