Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:58 11/09/2024

Sản xuất công nghiệp 8 tháng tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng gần 10%, đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng chung của sản xuất công nghiệp cả nước.

Thông tin do Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 6/9 cho biết, sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,6%; riêng ngành khai khoáng giảm 1,5%.

Tốc độ tăng/giảm chỉ số IIP tháng 8/2024 so với tháng trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn là: Hải Phòng tăng 17,2%; Bình Dương tăng 5,1%; Long An tăng 4,9%; Vĩnh Long tăng 2,3%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 2,2%; Bắc Giang tăng 1,7%; Hải Dương tăng 1,4%; Thái Nguyên tăng 0,8%; Vĩnh Phúc tăng 0,1%; Bắc Ninh giảm 9,6%.

Dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô tại Ford Việt Nam. 

 

Sản xuất ngành chế biến, chế tạo tăng cao

Tính chung 8 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,2%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,4%), đóng góp 8,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%, đóng góp 1,0 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 6,0%, làm giảm 0,9 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 29,5%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 21,6%; khai thác quặng kim loại tăng 19%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 17,8%; dệt tăng 13,4%; sản xuất kim loại tăng 13,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 12,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,8%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 7,3%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 4%; sản xuất đồ uống tăng 0,5%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,2%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 3,4%; khai thác than cứng và than non giảm 3,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 0,6%.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

 

Sản xuất công nghiệp tăng tại 61 địa phương

Theo địa bàn, chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Trong đó phải kể đến các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng cao là: Lai Châu tăng 45,4%; Phú Thọ tăng 40,0%; Bắc Giang tăng 28,1%; Bình Phước tăng 17,2%; Thanh Hóa tăng 16,6%.

Một số địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện 8 tháng tăng cao: Khánh Hòa tăng 204,3%; Trà Vinh tăng 59,6%; Cao Bằng tăng 44,2%; Lai Châu tăng 37,5%; Điện Biên tăng 36,8%; Sơn La tăng 32,7%; Thanh Hóa tăng 29,7%.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện giảm.

Cụ thể, các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8 tháng năm 2024 giảm so với cùng kỳ năm trước là: Hà Tĩnh giảm 4,4%; Quảng Ngãi giảm 3,2%; Gia Lai giảm 1,6%. Những địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện 8 tháng năm 2024 giảm so với cùng kỳ năm trước: Lạng Sơn giảm 16,4%; Quảng Ngãi giảm 13,1%; Thừa Thiên - Huế giảm 7,8%; Lâm Đồng giảm 5,7%; Gia Lai giảm 1,8%. Địa phương có chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm: Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 12,9%; Lâm Đồng giảm 11,1%; Quảng Trị giảm 1,8%.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

 

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 8 tháng năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép thanh, thép góc tăng 31%; thép cán tăng 17,1%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 15,6%; đường kính tăng 14,2%; xăng, dầu các loại tăng 12,6%; phân hỗn hợp NPK tăng 12,3%; sữa bột tăng 11,2%; điện sản xuất tăng 10,9%; thủy hải sản chế biến tăng 10,7%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí hóa lỏng LPG giảm 15,3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 14,9%; dầu mỏ thô khai thác giảm 7,1%; điện thoại di động giảm 5,2%; bia giảm 3,7%; than sạch giảm 3,4%; alumin giảm 2,7%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/8/2024 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,5% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và tăng 1,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,6% và tăng 1,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1% và tăng 5,7%.

Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng không đổi so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,1% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,0% và tăng 4,8%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 1,6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,1% và tăng 0,8%.

Đọc thêm

Xem thêm