Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:00 02/05/2023

Nhiều loại hải sản “nhà giàu” giảm giá mạnh

Hiện nay, nhiều loại hải sản cao cấp như bào ngư, vi cá, tôm hùm... được bày bán tràn lan trên “chợ mạng” với giá rẻ chưa từng thấy.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số khu chợ hải sản ở Hà Nội, giá nhiều loại hải sản cao cấp, vốn có giá cả đắt đỏ đã giảm sút so với cùng kỳ năm trước và chưa có dấu hiệu tăng trở lại.

Thậm chí, tại nhiều hội nhóm buôn bán trên các trang mạng xã hội, giá nhiều loại hải sản đắt đỏ đang được một số tiểu thường chào bán với mức giá khá rẻ bất ngờ. Điểm qua có thể thấy, nhiều loại hải sản tiền triệu nay đã giảm xuống chỉ còn vài trăm nghìn đồng mỗi cân như bào ngư, tôm hùm, vi cá,...

 

Bào ngư 15.000 đồng/con được bán khắp “chợ mạng”.

Trong đó, bào ngư là loại hải sản bị rớt giá “thảm” nhất. Từ món ăn được coi chỉ dành cho nhà giàu nhưng hiện tại với giá khá rẻ, người tiêu dùng có thu nhập trung bình cũng có thể mua được bào ngư về chế biến với giá chỉ từ 15.000 đồng/con hoặc bán theo cân trong khoảng 200.000 - 300.000 đồng/kg đối với bào ngư đông lạnh, 350.000 đồng - 450.000 đồng đối với bào ngư tươi sống.

Đáng chú ý, chỉ có trên “chợ mạng” mới có giá rẻ chỉ bằng 1/3 giá thị trường. Hiện tại, nhiều loại bào ngư nhập khẩu từ Hàn Quốc, Úc không có giá dưới 1 triệu đồng/kg, giá trung bình dao động từ 1,2 triệu đồng - 1,5 triệu đồng/kg.

Liên hệ với người bán bào ngư có tên Hồng Hạnh, người này cho biết bào ngư này được nuôi trồng ở Bình Thuận, Khánh Hoà nên kích thước nhỏ, giá bán cũng rẻ hơn.

Không đồng tình với lời giải thích trên, anh Chu Văn Hoàng, chủ đại lý hải sản tại Sầm Sơn (Thanh Hoá) cho rằng, người tiêu dùng cần phải tỉnh táo hơn trong việc mua bán hải sản trên mạng.

“Hiện tại, giá bán bào ngư hàng nội địa cũng không có giá rẻ như trên mạng, hơn nữa bào ngư trong nước không cung cấp nhiều đến mức bán phá giá trên thị trường. Đây là loại bào ngư Trung Quốc nuôi công nghiệp với số lượng lớn nhưng lại gắn mác bào ngư nội địa hoặc bào ngư nhập khẩu” - anh Hoàng khẳng định.

 

Giá của các loại tôm hùm cũng không còn đắt đỏ.

Tương tự, tôm hùm cũng được rao bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với trước đây. Thay vì phải chi tới vài triệu đồng để thưởng thức một con tôm hùm nhập khẩu, hiện nay, giá tôm hùm chỉ ngang ngửa với nhiều loại hải sản có giá tầm trung khác.

Cụ thể, tôm hùm Alaska có giá 750.000 đồng/con đối với loại 0,5-1,4 kg/con; 800.000 đồng - 850.000 đồng/con đối với loại 1,5-3 kg/con; tôm hùm xanh có giá 550.000 đồng/con loại 0,3-0,4 kg/con; giá tôm hùm baby loại 0,3-0,4 kg/con, nay chỉ còn 490.000 đồng/kg; tôm hùm baby loại 0,4-0,6 kg/con, giá 750.000 đồng/kg.

 

Vi cá mập tươi được bán trên mạng có giá ngang ngửa với các loại hải sản khác.

Theo lý giải của anh Tô Văn Cường, chủ đại lý hải sản tại Hà Nội, việc xuất khẩu suy giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trên thị trường. Nguồn cung trong nước cao nhưng chưa được xuất khẩu, cộng thêm việc cạnh tranh với nhiều loại hải sản nhập khẩu mới du nhập vào dẫn đến giá nhiều loại hải sản buộc phải giảm xuống.

Ngoài ra, anh Cường cũng tiết lộ, một số loại hải sản được bán trên mạng với giá rẻ thường là hàng nuôi; bị ngộp, chết; điều kiện bảo quản không tốt.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt của Việt Nam đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh. Tính đến giữa tháng 3/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước xuất khẩu thủy sản quý I/2023 sẽ đạt khoảng 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với quý I/2022.

Đọc thêm

Xem thêm