Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:13 04/07/2023

Người Việt tiêu thụ khoảng 8,48 tỷ gói mì ăn liền trong năm 2022

Sức tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam trong năm 2022 đã giảm xuống so với năm 2021, tuy nhiên vẫn đứng thứ ba toàn cầu, chỉ sau Indonesia và Trung Quốc.

Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền Thế giới (WINA), trong năm 2022, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 8,48 tỷ gói mì ăn liền, tiếp tục đứng thứ 3 sau Trung Quốc/Hong Kong (45,07 tỷ gói) và Indonesia (14,26 tỷ gói).

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, đa số thị phần lại nằm trong tay số ít doanh nghiệp, gồm Công ty CP Acecook Việt Nam; Tập đoàn Masan; Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asiafoods).

Báo cáo cho thấy, so với năm 2021, nhu cầu của người dùng Việt trong năm 2022 đã giảm nhẹ, ở mức gần 1%. Trong khi đó, năm 2021, Việt Nam tiêu thụ 8,56 tỷ gói, tăng hơn 20% so với 2020.

Thống kê của WINA cho thấy sức tiêu thụ mặt hàng mì ăn liền tiếp tục tập trung chủ yếu ở thị trường châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ngoài ra, với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm: Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, khu vực Đông Nam Á đang chiếm khoảng 23,5% nhu cầu về mì ăn liền của cả thế giới.

Theo báo cáo của Euromonitor vào cuối năm 2022, Acecook và Masan là hai doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường mì gói, chiếm tổng cộng 33% thị phần. Các thương hiệu theo sau hai ông lớn này gồm có Uniben (mì 3 Miền), Asia Foods (mì Gấu Đỏ), Saigon Vewong (mì A-One), Safoco, Colusa Miliket, Thiên Hương Food, Vifon... Các sản phẩm mì ăn liền cũng được phân loại rõ rệt với các phân khúc bình dân có giá dao động khoảng 1.500 - 3.000 đồng/gói; phân khúc trung cấp với giá 3.500 - 5.000 đồng/gói và phân khúc cao cấp với giá từ 7.000 đồng/gói trở lên. Tuy vậy, phần lớn thị phần vẫn tập trung ở phân khúc bình dân.

Với các phân cấp kể trên, không khó hiểu khi Acecook cùng thương hiệu mì Hảo Hảo đang là nhà sản xuất chiếm thị phần lớn nhất. Đến nay, bình quân doanh nghiệp Nhật Bản này cung ứng ra thị trường khoảng 3 tỷ gói mì mỗi năm.

Theo nhận định của đại diện Acecook Việt Nam, năm 2023, sau tác động của đại dịch và những thách thức của nền kinh tế, người tiêu dùng đang phải thích nghi với cuộc sống mới và thay đổi thái độ chi tiêu. Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và thận trọng hơn với các thói quen chi tiêu thường nhật, bao gồm cả các chi tiêu thiết yếu và thực phẩm. Theo đó, trong thời gian từ nay đến hết quý III/2023, doanh nghiệp này triển khai giảm giá các sản phẩm mì gói nhãn hiệu Hảo Hảo từ 4.500 đồng/gói xuống còn 4.000 đồng/gói.

Trước đó, tờ Korea Herald của Hàn Quốc có tin rằng, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc về mức tiêu thụ mì gói trên đầu người. Tờ này thông tin, trung bình một người Việt Nam ăn khoảng 87 gói mỳ mỗi năm trong khi người Hàn Quốc trung bình có 73 gói. Mức tiêu thụ của mỗi người Việt Nam đã tăng đều đặn từ 55 phần vào năm 2019, lên 72 phần 2020 và 87 phần vào năm 2021.

Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã khiến nhiều lệnh phong tỏa được áp đặt, người dân phải ở nhà nên dẫn tới nhu cầu tự nấu ăn tăng mạnh, đồng thời, mì gói lại có lợi thế về sự tiện lợi cũng như giá cả. Tác động của dịch bệnh góp phần khiến sức tiêu thụ mì gói trên toàn cầu tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, ảnh hưởng tới tình hình tài chính của nhiều hộ gia đình trên thế giới.

Còn theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mì ăn liền dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021 - 2026.

Đọc thêm

Xem thêm