Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 21/01/2023

Nghề dệt thổ cẩm Cơtu truyền thống sẽ trở thành sản phẩm du lịch di sản đặc sắc

Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTT&DL) phối hợp với Sở VH&TT Đà Nẵng, UBND huyện Hòa Vang mới đây đã triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Nghề dệt thổ cẩm của người Cơtu”.

Thể hiện sức sống mãnh liệt của nền văn hóa người Cơtu

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang- Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa phi vật thể (Cục Di sản văn hóa), dự án này sử dụng các di sản văn hoá phi vật thể có tính chất tương đồng của các dân tộc thiểu số. Là các di sản có khả năng bảo vệ, phát huy bền vững trong cộng đồng để tạo thành các điểm đến trong hành trình du lịch di sản ở quy mô vùng, miền hoặc quy mô liên tỉnh, liên vùng.

 

Phụ nữ Cơtu ở huyện Hòa Vang trình diễn nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại Bảo tàng Đà Nẵng.

“Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người Cơtu ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) và huyện Đông Giang (Quảng Nam) được lựa chọn là nơi thực hiện dự án, gắn với hành trình du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng. Đây là cơ hội để những người đang thực hành nghề dệt thổ cẩm Cơtu truyền thống chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho biết.
Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện- Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, người Cơtu còn bảo lưu được một cách tương đối nguyên vẹn các yếu tố văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề dệt và trang phục. Đây là một trong những thành tố góp phần hình thành không gian văn hóa đặc sắc của người Cơtu cư trú trên dải Trường Sơn.

Mỗi sản phẩm dệt của người Cơtu có giá trị về nhiều mặt, vừa là vật dụng, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt, phục vụ cuộc sống, vừa là của cải, thể hiện sự ấm no, giàu có và hơn thế nữa. Đó là những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nhiều tinh hoa, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa dân tộc.

Trở thành sản phẩm du lịch

Ông Đỗ Thanh Tân, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hòa Vang cho biết, hiện trên địa bàn huyện có hơn 20 phụ nữ làm nghề dệt thổ cẩm. Từ năm 2018, huyện đã tổ chức cho đồng bào Cơtu học nghề dệt ở Quảng Nam; tổ chức các lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ Cơtu của huyện.

Trong khuôn khổ dự án “Mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng”, vào cuối năm 2022 đã diễn ra chương trình tập huấn thực hành di sản phi vật thể “Nghề dệt thổ cẩm của người Cơtu” do Cục Di sản văn hóa tổ chức tại huyện Hòa Vang.

Tham gia dự án, chị Trần Thị Phương (trú thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, Hòa Vang) cho biết, dệt vải thổ cẩm nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực ra tốn nhiều thời gian, công sức. Đầu tiên là chọn màu và cuốn từng loại chỉ thành các cuộn tròn to, phải làm bằng tay và cuốn theo đúng cách để không bị rối chỉ khi dệt. Sau đó căng từng sợi chỉ lên các thanh gỗ của khung cửi. Cuối cùng mới đến công đoạn dệt từng sợi chỉ thành tấm vải.

Trung bình phải mất 10 - 15 ngày mới dệt xong một mảnh vải. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm dệt thổ cẩm không cao, chỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng nên không thu hút được người theo nghề. Việc tham gia tập huấn kết nối di sản văn hóa phi vật thể giúp người Cơtu ở địa phương được trao đổi kinh nghiệm truyền dạy nghề và có kỹ năng giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm cho khách du lịch.

Ông Lê Văn Nghĩa - Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Phú Túc (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) cho biết thêm, thông qua dự án, chị em theo nghề dệt thổ cẩm cũng yên tâm hơn vì được các cấp chính quyền hỗ trợ giới thiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm để ổn định thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Có thể nói, với những dự án như thế này, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Cơtu đang dần được khôi phục với những sản phẩm chất lượng.

Theo TS Phạm Cao Quý- Phó Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể (Cục Di sản văn hóa), các hoạt động tập huấn, dự án di sản kết nối cho đồng bào Cơtu tại huyện Hòa Vang bước đầu giúp nâng cao năng lực cho chính quyền và cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm Cơtu được định hướng trở thành sản phẩm du lịch di sản đặc sắc của huyện trong thời gian tới.

Đọc thêm

Xem thêm