Thị trường hàng hóa
ACMI đã công bố một tham vọng lớn đối với châu Phi nhằm đạt mục tiêu sản xuất hằng năm 300 triệu tín chỉ carbon vào năm 2030. Mức sản xuất này dự kiến sẽ mang lại doanh thu 6 tỷ USD và hỗ trợ việc làm cho khoảng 30 triệu người.
Nhiều quốc gia châu Phi bao gồm Kenya, Malawi, Gabon, Nigeria và Togo đã chia sẻ cam kết hợp tác với Sáng kiến ACMI để mở rộng quy mô sản xuất tín chỉ carbon thông qua các kế hoạch kích hoạt thị trường carbon tự nguyện.
Sáng kiến ACMI được đưa ra bởi một ủy ban chỉ đạo với sự tham gia của 13 thành viên bao gồm các nhà lãnh đạo châu Phi, các giám đốc điều hành và các chuyên gia tín dụng carbon, nhằm mở rộng đáng kể sự tham gia của châu Phi vào các thị trường carbon tự nguyện.
Sáng kiến ACMI được triển khai với sự phối hợp với Liên minh Năng lượng Toàn cầu cho con người và hành tinh (GEAPP), tổ chức Năng lượng Bền vững cho Tất cả (SEforALL) và Ủy ban kinh tế châu Phi thuộc LHQ, cùng sự hỗ trợ của các hai nhà vận động chống biến đổi khí hậu của LHQ là Mahmoud Mohieldin và Nigel Topping.
COP27 đang diễn ra từ ngày 6 - 18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh, ở Biển Đỏ của Ai Cập, trong bối cảnh có nhiều lời cảnh báo về việc suy giảm nỗ lực cắt giảm khí thải, cũng như những lời kêu gọi các nước giàu hỗ trợ nước nghèo khắc phục hậu quả của thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trước đó, trong khuôn khổ COP27, ngày 7/11, Tổng thống Senegal đồng thời là Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU), ông Macky Sall, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện đầy đủ tất cả cam kết chống biến đổi khí hậu, cho rằng cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính 100 tỷ USD mỗi năm là không đủ và cần nâng lên 200 tỷ USD.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), châu Phi là khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu. Lượng phát thải ở châu Phi chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng phát thải toàn cầu, nhưng đây lại là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại COP27 ngày 8/11, Thủ tướng Antigua và Barbuda, Gaston Browne cho biết các đảo quốc nhỏ vốn đang chịu tác động của biến đổi khí hậu mong muốn các tập đoàn dầu mỏ bồi thường cho những thiệt hại mà các nước này phải gánh chịu do các trận bão ngoài khơi và mực nước biển dâng cao. Thủ tướng Browne, đại diện cho Liên minh các đảo quốc nhỏ, nêu rõ: "Ngành dầu khí tiếp tục thu lợi nhuận gần 3 tỷ USD/ngày. Đã đến lúc những công ty dầu khí phải nộp thuế carbon toàn cầu đối với các lợi nhuận thu được, để nguồn tiền này được dùng vào bồi thường cho những thiệt hại và mất mát (của các đảo quốc)". Thủ tướng Antigua và Barbuda nhấn mạnh, những công ty dầu khí này đang hoạt động có lời trong khi Trái Đất đang ấm lên. Trong khi đó, Tổng thống Senegal Macky Sall trong bài phát biểu tại COP27 cho biết các nước đang phát triển ở châu Phi cũng yêu cầu tăng nguồn tài trợ để các nước này thích ứng với tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và sẽ phản đối lời kêu gọi các nước này ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ông Sall nêu rõ: "Chúng tôi, các nước châu Phi ủng hộ giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, song chúng tôi không thể chấp nhận lợi ích của mình bị phớt lờ". Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu khoa học Climate Central, người dân ở các vùng nhiệt đới và các đảo quốc nhỏ với đại dương bao xung quanh là những đối tượng chịu tác động lớn của nhiệt độ tăng cao trong khi những khu vực này có lượng phát thải thấp. |
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm