Thị trường hàng hóa
Có thể thấy, luôn có sự khác biệt rất rõ ràng khi đánh giá môi trường làm việc của startup và tập đoàn lớn. Việc chọn lựa một trong số chúng có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của bạn. Vì vậy bạn cần biết mình có thể “nở rộ” và nổi trội ở đâu. Một vài tiêu chí và phép so sánh nhỏ sau đây có thể giúp các bạn chọn được cho mình bến đỗ phù hợp nhất:
Bạn sẽ có cơ hội chứng kiến một tổ chức đi lên gần như từ con số 0 cho đến khi trở thành một công ty kinh doanh vững mạnh, hoặc cũng có thể là…”sập” – trở về con số 0 tròn trĩnh như ban đầu. Dù bạn được chứng kiến quá trình nào thì việc tham gia, trải nghiệm quá trình hình thành và phát triển của một startup là kinh nghiệm vô cùng quý báu cho bản thân bạn sau này.
Những chiến lược phát triển của startup luôn phải chấp nhận đi kèm với những rủi ro. Vì lẽ đó, khi quyết định làm việc ở công ty startup, bạn cần nên cân nhắc kỹ: Liệu bản thân có luôn sẵn sàng chịu đựng áp lực từ những rủi ro, thách thức này hay không? Điều này đồng nghĩa rằng bạn cần phải cống hiến hết mình, cho cả những thành công và thất bại không ngờ tới.
Và trong một môi trường mà mọi thứ đều mới mẻ như vậy, thì bạn sẽ luôn có cơ hội tiếp xúc với nhiều người cũng rất trẻ trung, năng động, thậm chí có thể dễ dàng tiếp xúc cả với fouder của công ty. Từ đó, những kĩ năng để quản lí nhân sự, phát triển mô hình kinh doanh và duy trì mô hình kinh doanh ấy sẽ được học hỏi tốt nhất ở một người founder đi trước. Chưa kể, tham gia vào một startup, bạn có cơ hội để “mục sở thị” cách những đàn anh đàn chị làm việc, giải quyết khủng hoảng, điều hành, tuyển dụng ,… hơn là chỉ nghe hay học qua sách vở, tài liệu hay nghe chia sẻ.
Khi làm việc ở một công ty startup, có thể cũng nên – bạn sẽ được thử sức rất nhiều vai trò. Startup sẽ thường chỉ có một đội ngũ nhỏ ở mỗi lĩnh vực, và tất cả mọi người sẽ đều được mong đợi có mặt ở bất cứ đâu, tham gia vào bất kỳ dự án nào nếu thấy cần thiết. Đây sẽ là cơ hội để bạn thỏa sức khám nhiều kỹ năng và cái nhìn sâu sắc về nhiều vị trí, lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn. Và bạn hoàn toàn có thể đưa ra chọn lựa điều gì là quan trọng và phù hợp nhất với bạn thông qua cơ hội này.
Với lợi thế là kinh nghiệm và sự ổn định, hầu hết các công việc đều đã được thực hành bởi nhiều người, kinh nghiệm được truyền từ người đi trước, thậm chí, nguồn tài liệu hướng dẫn, cách thức thực hiện một công việc đều có văn bản hướng dẫn cụ thể. Bạn sẽ không phải lăn tăn xem mình làm như vậy đã đúng chưa, bởi luôn có tiêu chuẩn nhất định để bạn đối chiếu kết quả làm việc của mình, bạn cũng sẽ không gặp tình trạng hoanng mang không biết phải làm gì, vì nhiệm vụ đã được phân công rất rõ ràng, cụ thể. Nhược điểm là bạn sẽ không thể phát triển trên nhiều phương diện đồng thời cùng lúc như ở startup được.
Hơn nữa, các doanh nghiệp lớn lại mang trong mình lợi thế với bề dày kinh nghiệm. Thích hợp với các những bạn có mong muốn trau dồi kiến thức chuyên môn, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình và trở thành partner của những công ty lớn. Lúc này, làm việc ở startup sẽ không thể cung cấp đủ cho bạn cả chiều sâu lẫn chiều rộng của kiến thức.
Và thứ ba, mặc dù như đã nói ở trên, startup là môi trường dễ thăng tiến nhưng cũng rất dễ chết yểu, thậm chí là chết trong chính tay bạn nếu như bạn chưa đủ kinh nghiệm. Ngược lại, con đường thăng tiến trong các doanh nghiệp lớn, dù khó khăn hơn vì nhưng yếu tố khách quan cũng như chủ quan, lại là con đường “ăn chắc” hơn bởi với lượng nhân lực dồi dào, bạn chắc hẳn phải vượt trội hơn mặt bằng chung để được cất nhắc. Các chủ startup, đôi khi không có quá nhiều lựa chọn trong nhân sự như doanh nghiệp.
Tóm lại, việc bạn lựa chọn công ty startup hay doanh nghiệp lớn để làm việc không quan trọng. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn biết rõ mình yêu thích và phù hợp với môi trường làm việc như thế nào. Nếu bạn muốn được trải nghiệm với nhiều công việc khác nhau thì bạn có thể lựa chọn các công ty Startup, nếu muốn được làm việc trong môi trường chất lượng và chuyên nghiệp hơn thì nên lựa chọn các doanh nghiệp lớn hơn. Dù làm việc ở bất cứ môi trường nào, bạn cũng sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm để đúc kết cho công việc tương lai sau này.
Hy vọng thông qua những chia sẻ này, các bạn đã phần nào tìm cho mình được câu trả lời và định hướng được sự lựa chọn phù hợp cho bản thân: “Nên làm việc ở Start up hay doanh nghiệp lớn?”
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm