Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:30 30/10/2022

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 gần tiệm cận mục tiêu đặt ra

Tính đến hết tháng 10/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt trên 616 tỷ USD. Trong khi đó, mục tiêu đặt ra của năm nay là 735 tỷ USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt trên 616 tỷ USD

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay, ngày 29/10, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2022 ước đạt 30,27 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89,1%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2022 ước đạt 28 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 303,42 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 10 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,7%.

Về thị trường xuất - nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 93,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 100,7 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 10/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đã đạt trên 616 tỷ USD

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 10 ước xuất siêu 2,27 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,63 tỷ USD).

Nhiều dư địa để xuất khẩu bứt phá

Đánh giá về tình hình xuất khẩu của Việt Nam, tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2022 của Bộ Công Thương mới đây, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 ghi nhận mức tăng trưởng cao ở nhiều thị trường, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam có ký kết các FTA, như: Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều ghi nhận tăng trưởng trên hai con số.

Đặc biệt, mới đây, Malaysia đã trở thành thành viên thứ 9 phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Malaysia phê chuẩn CPTPP sẽ giúp hàng hóa của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định khi xuất khẩu sang nước này kể từ ngày 29/11/2022.

Bên cạnh đó, mặc dù nước ta đã có những hiệp định ký với Malaysia trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN +, nhưng với việc Malaysia phê chuẩn CPTPP, thì chúng ta có thể tận dụng nguyên vật liệu của ASEAN để sản xuất hàng hóa xuất sang 3 thị trường mà ASEAN chưa có FTA là: Canada, Mexico và Peru.

Ví dụ những nguyên liệu Việt Nam đang nhập từ Malaysia là: Hóa chất, chất dẻo, nguyên liệu linh kiện điện tử… Doanh nghiệp Việt có thể sử dụng nguyên liệu này làm đầu vào để đáp ứng được các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa để xuất sang 3 thị trường: Canada, Mexice và Peru.

Tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu những tháng cuối năm

Trong Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2022 của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm dự báo sẽ vượt mục tiêu Chính phủ giao. Dự kiến đây sẽ là năm thứ 7 Việt Nam xuất siêu.

Dù đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên Bộ Công Thương cho rằng, hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng cuối năm, cũng như dự báo cho năm 2023 Việt Nam sẽ đứng trước một số khó khăn, thách thức như: Đứt gãy nguồn cung và giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao khiến cho nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như: Hoa Kỳ, EU dự báo sẽ gặp những thách thức và có nguy cơ rơi vào suy thoái.

Thêm vào đó, lạm phát tăng cao ở các thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khiến cho nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng giảm.

Trong khi đó, công nghiệp tiêu dùng lại là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như: Dệt may, da giày, đồ gỗ… Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu và xu hướng tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng này trong thời gian tới.

Trong giai đoạn "nước rút", để về đích mục tiêu xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm nay, một trong những giải pháp trọng tâm đã được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh là việc tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần tập trung thực hiện.

Nhìn chung, để kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bền vững, cần tập trung vào các nhóm giải pháp như: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, nối lại nguồn cung và tăng năng suất lao động, đầu tư hạ tầng nhằm cắt giảm chi phí hậu cần, logistics…

Bộ Công Thương cần tăng cường vai trò, sự hiện diện của mình để các tham tán thương mại ở các nền kinh tế đóng vai trò tích cực hơn trong việc giới thiệu khách hàng tiềm năng. Chủ động đa dạng hoá các thị trường, tránh tập trung vào một thị trường nào đó, nhất là những thị trường mà có những cảnh báo rủi ro hoặc xác suất suy thoái rất cao.

Ngoài ra, để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chủ động cập nhật các thông tin từ thị trường thế giới, cũng như từ chính thị trường nhập khẩu để nắm bắt được biến động trên thị trường. Từ đó có những thay đổi về chính sách quản lý và chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời chủ động phương án để đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu./.

Đọc thêm

Xem thêm