Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 24/09/2022

Hội thảo Kiểm định chất lượng xuất nhập khẩu ngành dệt may: Chú trọng chất lượng và tuân thủ nguyên tắc

Ngày 22/9, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã phối hợp với HQST Việt Nam tổ chức Hội thảo Kiểm định chất lượng xuất nhập khẩu ngành dệt may.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu khá lớn. Năm 2022, mặc dù được dự báo quý cuối cùng của năm sẽ gặp nhiều thách thức từ thị trường song ngành dự kiến vẫn đạt 43-43,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

Một đặc điểm nổi trội cũng là điểm yếu của dệt may Việt Nam là phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, trong đó trên 50% nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh vấn đề khó chủ động cho sản xuất, giá trị gia tăng không cao thì chất lượng cũng là vấn đề cần bàn khi phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu và có quá nhiều rủi ro. Điều này đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về quản lý chất lượng cho doanh nghiệp.

Ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại Hội thảo Kiểm định chất lượng xuất khẩu ngành dệt may

Ông Trương Văn Cẩm cũng cho hay: Trong bối cảnh thị trường hiện nay, có nhiều yếu tố tác động và nâng mức khó trong yêu cầu kiểm định cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Đầu tiên, dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng dệt may trong nước và thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn sản phẩm và sinh thái.

Yêu cầu tuân thủ các quy định của Việt Nam như Thông tư 21/2017/TT-BCT về quy chuẩn giới hạn hàm lượng formandehyt…; Nghị định 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định về truy suất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá …

Yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu về xác định tỷ lệ tái chế, tuổi thọ cao, không chứa chất độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. Yêu cầu chống lao động cưỡng bức, lao động trẻ em. Đặc biệt, nhà sản xuất và nhãn hàng trong thời gian tới phải chịu trách nhiệm về sản xuất và tiêu dùng sản phẩm theo chuỗi giá trị, kể cả khi là chất thải…

Trước đòi hỏi trên doanh nghiệp cần làm gì? Trả lời câu hỏi này, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng: Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. Cụ thể, quá trình quản lý chất lượng phải thực hiện ở tất cả các khâu, trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: Chất lượng nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, nguyên phụ liệu, công tác quản lý, tác động của quá trình sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ…Tăng cường áp dụng kỹ thuật để quản lý chất lượng sản phẩm.

Cùng đó, nâng cao nhận thức quản lý chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Quản lý chất lượng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhãn hàng nhằm hiểu đúng các quy định của thị trường nhập khẩu, đảm bảo tuân thủ.

Tại hội thảo, đại diện của HQTS Group cũng chỉ ra những lỗi thường gặp trong quá trình kiểm định chất lượng sản phẩm dệt, may. Trong đó với hàng dệt may là những nút thắt – lỗi này thường gặp trong quá trình dệt vải, vải nhiễm bẩn, dệt sợi mảnh, thấm dầu, sợi vải biến dạng. Với hàng may mặc lỗi thường gặp gồm: Chỉ không cắt, may không chính xác, vết ố bẩn, tem nhãn không đúng và lỗ.

Ngoài ra, với các quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, sản phẩm rất dễ bị nhiễm nấm mốc và côn trùng phá hoại. Lỗi này thường gây tác hại lớn, có thể phải huỷ cả lô hàng.

Kiểm định nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu không chỉ là yêu cầu trước mắt, ngắn hạn mà còn là điều kiện bắt buộc trong dài hạn để duy trì tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may. Điều này cũng đặc biệt quan trọng khi các quy định mới luôn được thị trường nhập khẩu bổ sung.

Yêu cầu chất lượng hàng dệt may tại các thị trường nhập khẩu ngày một khó

Lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho rằng: Chất lượng sản phẩm cũng là yếu tố nằm trong mô hình phát triển bền vững của ngành với 3 yếu tố chính: Đáp ứng nhu cầu lao động, cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập và quan hệ lao động hài hoà; chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu, giảm thiểu rủi ro, cắt giảm chi phí, tăng trưởng kinh doanh và có lãi; giảm rác thải, xử lý, tái sử dụng nước, năng lượng tái tạo, tái chế và truy xuất nguồn gốc.

“Trong đó, doanh nghiệp phải có lãi là yếu tố tiên quyết để có thể hướng đến phát triển bền vững”, ông Trương Văn Cẩm nói.

Về vấn đề này, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng từng bày tỏ: Đầu tư đổi mới theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững đòi hỏi suất đầu tư lớn, chi phí vận hành cũng rất cao. Vì thế các dự án đầu tư theo hướng xanh, nếu tiếp cận theo các chuẩn mực ngân hàng kinh doanh bình thường thì đây là những dự án có tỷ suất thu hồi vốn không cao.

Như vậy, cần có chính sách phù hợp với thực tiễn này, bởi cộng đồng châu Âu đến đầu năm 2023 cũng sẽ có chính sách chung về mặt hàng thời trang; nước Đức cũng đã có chính sách từ 01/01/2023 quản lý chuỗi cung ứng gắn với tiêu chuẩn khắt khe về trách nhiệm thẩm định về môi trường trong chuỗi cung ứng của họ. Tuy là áp dụng doanh nghiệp Đức nhưng ảnh hưởng tới tất cả chuỗi cung ứng khi doanh nghiệp làm xuất khẩu.

Có thế thấy đáp ứng các quy định “xanh”, phát triển xanh là mục tiêu hành động của doanh nghiệp dệt may, ngành cũng đặt ra lộ trình cụ thể. Từ nay đến năm 2030 chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ năm 2030-2035 phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu; xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.

Đọc thêm

Xem thêm