Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:51 03/10/2022

Giá xăng dầu hôm nay 3/10: Giá xăng giảm từ 1.050-1.140 đồng/lít

Kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 3/10, giá mỗi lít xăng giảm 1.050-1.140 đồng/lít, giá dầu giảm 330 - 760 đồng/lít, đưa giá xăng RON 95-III về gần 21.000 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (3/10). Thời gian áp dụng là từ 15h.

Cụ thể, mỗi lít xăng giảm 1.050-1.140 đồng, dầu hạ 330 - 760 đồng, đưa giá xăng RON 95-III về gần 21.000 đồng một lít, ngang hồi giữa năm 2021.

Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h hôm nay, mỗi lít xăng RON 95-III giảm về 21.440 đồng và E5 RON 92 là 20.730 đồng. Giá xăng trong nước có kỳ giảm lần thứ 9 trong 2,5 tháng qua, về ngang ngưỡng giá giữa năm 2021.

Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm. Mỗi lít dầu diesel hạ thêm 330 đồng, về 22.200 đồng. Dầu hoả giảm 760 đồng, về mức 21/680 đồng/lít. Còn dầu mazut cũng giảm thêm 560 đồng, còn 14.090 đồng/kg

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 26 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 12 lần giảm và 1 lần giữ nguyên. Trong kỳ điều hành hôm nay, nếu đúng như dự báo, giá xăng sẽ có lần thứ 4 giảm mạnh liên tiếp, giá xăng RON 95 có thể về mức hơn 20.000 đồng/lít.

Dữ liệu Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 28/9 cho thấy, giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore đều có xu hướng giảm so với kỳ trước. Theo đó, bình quân giá xăng RON 92 là 87,7 USD/thùng, RON 95 là 91,2 USD/thùng, giảm 7-9% so với chu kỳ trước đó. Riêng dầu về mốc 109-110 USD/thùng.

Trên thế giới, lúc 7 giờ 30 ngày 3.10 (giờ Việt Nam), các hợp đồng dầu thô mở phiên đầu tuần tăng hơn 2 USD. Dầu WTI của Mỹ tăng 2,65%, giao dịch ngưỡng 81,6 USD/thùng. Cùng thời điểm, dầu Brent chuẩn toàn cầu cũng vọt tăng thêm 2,72% lên 87,46 USD/thùng.

Như vậy, giá dầu bắt đầu tuần giao dịch mới đã đảo ngược so với kết thúc tuần trước. Theo hãng tin Bloomberg, tại cuộc họp vào giữa tuần này (dự kiến ngày 5.10) tại thủ đô nước Áo, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đang xem xét cắt giảm sản lượng dầu mỏ từ tháng 11 ở mức hơn 1 triệu thùng/ngày, cao hơn số lượng dự báo từ 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày đưa ra vào tuần trước.

Động thái này của OPEC+ được Reuters dự báo có nguy cơ đẩy giá dầu tăng vào thời điểm mà hầu hết thế giới đang đấu tranh để giảm chi phí năng lượng. Trong quý 3 năm nay, cả hai loại dầu chuẩn Brent và WTI đều giảm mạnh, lần lượt là giảm 23% và 25%.

Dự báo, trong cuộc họp ngày 5/10, OPEC+ sẽ xem xét cắt giảm hạn ngạch sản xuất cho tháng 11 từ 500.000 đến 1 triệu thùng một ngày. Theo nhà phân tích Edward Moya của OANDA, giá dầu thô khó phục hồi cho đến khi các nhà giao dịch năng lượng tự tin rằng OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng.

Liên quan đến việc điều hành giá xăng dầu, mới đây, Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh giá xăng dầu trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục diễn biến khó lường. Nhiều quốc gia đang phải đối phó với tỷ lệ lạm phát tăng cao kèm theo lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Để đảm bảo tính kịp thời trong việc ổn định giá xăng dầu trong nước trước biến động của giá xăng dầu thế giới, góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát thì giải pháp giảm thuế cũng cần đặt ra.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và 50% thuế giá trị gia tăng với xăng, dầu.

Đọc thêm

Xem thêm