Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:44 22/10/2022

Giá xăng dầu hôm nay 22/10: Sụt giảm đợt thứ 2 hàng tuần, dầu WTI 85,9 USD

Giá xăng dầu hôm nay 22/10, thị trường thế giới quay đầu giảm, đánh dấu mức sụt giảm thứ 2 hàng tuần. Dầu thô WTI ở mức 85,9 USD, dầu Brent là 93,65 USD.

Giá xăng dầu thế giới

Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 22/10 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,71 USD, xuống 85,9 USD/thùng, giá dầu Brent giảm xuống mức 93,65 USD/thùng.

Dầu sụt giảm và đang hướng tới đợt giảm thứ hai hàng tuần khi các nhà đầu tư cân nhắc tác động của việc tăng lãi suất mạnh đối với tiêu thụ năng lượng, bù đắp cho hy vọng về việc tăng nhu cầu tại Trung Quốc và cắt giảm sản lượng của OPEC+.

Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 22/10 (theo giờ Việt Nam)

Sau khi thực hiện các quy định nghiêm ngặt để đẩy lùi COVID-19 trong năm nay và ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh, kinh tế và giảm nhu cầu về nhiên liệu, Trung Quốc đang xem xét giảm bớt các biện pháp kiểm dịch COVID đối với du khách.

Nhóm G7 tháng trước đã thống nhất giới hạn doanh số bán dầu của Nga ở mức giá thấp được thực thi vào ngày 5/12 nhưng vấp phải sự phản đối từ các công ty lớn trong ngành dầu mỏ toàn cầu, lo ngại động thái này có thể làm tê liệt hoạt động thương mại trên toàn thế giới.

Ấn Độ và Trung Quốc đã đẩy mạnh việc mua dầu từ Nga với mức chiết khấu mạnh trong những tháng gần đây, nhưng cả hai đều không tán thành mức giới hạn mà G7 đề ra.

Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho rằng ước tính rằng 80-90% dầu của Nga sẽ tiếp tục chảy ra ngoài cơ chế giới hạn của G7 không phải là không hợp lý.nDo đó, từ 1-2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) xuất khẩu sản phẩm thô và tinh chế của Nga có thể bị giảm nếu nước này từ chối tuân thủ giới hạn.

Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng 22/10 (theo giờ Việt Nam)

Nga đã xuất khẩu hơn 7 triệu thùng/ngày trong tháng 9. Nếu Nga phản đối giới hạn trên thì có thể sẽ gây ra khó khăn về tài chính và kỹ thuật cho Nga nhưng cũng sẽ làm mất đi 1-2% nguồn cung toàn cầu của thế giới khi lạm phát đang gia tăng và suy thoái bùng phát.

Tác động của giới hạn giá có thể khiến xuất khẩu của Nga trong tháng 12 chỉ giảm 600.000 bpd so với tháng 9, ngân hàng JP Morgan cho biết.

Ít nhất 15/27 quốc gia đang thúc đẩy mức giới hạn giá khí đốt nhập khẩu để kiềm chế giá năng lượng và lạm phát tiêu dùng kỷ lục.

Hungary sẽ không đồng ý với giới hạn giá của EU đối với khí đốt nhập khẩu vì nước này sẽ chấm dứt việc vận chuyển từ Nga, một phụ tá cấp cao của Thủ tướng Viktor Orban cho biết, đồng thời nếu EU quyết định về mức giới hạn thì sẽ phải miễn thuế cho Hungary.

Một bệ khoan ở Permian Basin ở hạt Loving, Texas, Hoa Kỳ (nguồn: Reuters)

Một số quốc gia EU bao gồm Đức nghi ngờ, cảnh giác rằng giới hạn giá sẽ làm sai lệch tín hiệu giá từ thị trường và dẫn đến tăng khả năng tiêu thụ. Nó cũng có thể gây nguy hiểm cho an ninh nguồn cung vì nhà cung cấp có thể không đồng ý với mức giá do một tập đoàn thuộc chính phủ EU quy định.

Bị bế tắc và phụ thuộc nhiều vào việc vận chuyển dầu thô của Nga, Hungary đã được miễn trừ vào tháng 6 khi các nước còn lại của EU đồng ý ngừng mua dầu của Nga từ tháng 12.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán các mặt hàng xăng dầu trong nước ngày 22/10 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 21/10 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5 RON 92 tăng 204 đồng/lít, lên 21.496 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 337 đồng/lít, lên 22.344 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng 596 đồng/lít, lên 24.783 đồng/lít. Như vậy, xăng dầu đã có lần tăng giá thứ 2 liên tiếp; dầu hoả tăng lên 23.663 đồng/lít (tăng 843 đồng). Đối với dầu mazut được Liên bộ điều chỉnh giảm 195 đồng, về còn 13.899 đồng/kg.

Cũng trong kỳ điều hành ngày 21/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính tăng trích vào Quỹ bình ổn với xăng, giảm trích lập quỹ với dầu. Cụ thể, mức trích lập với xăng RON 95-III là 400 đồng; E5 RON 92 là 200 đồng; dầu diesel và dầu hoả là 0 đồng. Mức trích vào quỹ với mỗi kg dầu mazut là 708 đồng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm