Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:40 14/10/2022

Giá xăng dầu hôm nay 14/10: Chìm trong sắc đỏ, giảm hơn 1 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 14/10, thị trường thế giới tiếp tục chuỗi giảm, dầu thô WTI còn 86,64 USD/thùng, giá dầu Brent 92,3 USD/thùng.

Giá xăng dầu thế giới

Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 14/10 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,69 USD, ở mức 86,64 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 1,28 USD, mức 92,3 USD/thùng.

Giá dầu đang suy yếu do lo ngại về nền kinh tế, đóng cửa ở mức thấp hơn, giá giao dịch dưới 93 USD/thùng.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, quyết định giảm sản lượng của OPEC+ vào tuần trước đã đẩy giá lên và có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Tổ chức OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống 2,7% từ 3,1%, cắt giảm con số của năm tới xuống 2,5% và cho rằng có khả năng suy yếu hơn nữa.

Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 14/10 (theo giờ Việt Nam)

Năm nay, OPEC+ đã tăng sản lượng dầu trong phần lớn thời gian để giải phóng mức cắt giảm kỷ lục được đưa ra vào năm 2020 sau khi đại dịch cắt giảm nhu cầu.

Vào tháng 9/2022, tổ chức này đã kêu gọi tăng 100.000 thùng/ngày (bpd) trong mục tiêu sản lượng, trong đó khoảng 64.000 bpd là từ 10 quốc gia OPEC tham gia. Còn báo cáo cho thấy sản lượng của OPEC tăng 146.000 bpd lên 29,77 triệu bpd trong tháng 9, dẫn đầu là Saudi Arabia và Nigeria.

Quan chức an ninh năng lượng hàng đầu của Ba Lan thông tin với Reuters, đã bắt đầu sửa chữa đường ống dẫn dầu từ Nga đến Đức và Ba Lan không cho rằng vụ việc là do bị phá hoại.

Mateusz Berger, Ngoại trưởng phụ trách cơ sở hạ tầng năng lượng chiến lược cho biết: “Mọi thứ đều hướng đến nguyên nhân tự nhiên, sự mài mòn về vật chất, tất nhiên phần bị đứt gãy sẽ được kiểm tra”.

Berger cho biết, sự cố rò rỉ là do một vết nứt “tương đối lớn” dọc theo đường ống, đồng thời cho biết thêm rằng việc sửa chữa đã bắt đầu.

Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã nói rằng còn quá sớm để nói vụ rò rỉ là thiệt hại ngẫu nhiên hay do phá hoại.

Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới rạng sáng 14/10 (theo giờ Việt Nam)

Tổ chức OPEC đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2022 lần thứ tư kể từ tháng 4 và cũng cắt giảm con số của năm tới. OPEC cho biết trong một báo cáo hàng tháng, nhu cầu dầu sẽ tăng 2,64 triệu thùng/ngày (bpd) hay 2,7% vào năm 2022, giảm 460.000 bpd so với dự báo trước đó.

Năm tới, OPEC nhận thấy nhu cầu dầu tăng 2,34 bpd, thấp hơn 360.000 bpd so với dự báo trước đó, lên 102,02 bpd. OPEC vẫn kỳ vọng nhu cầu vào năm 2023 sẽ vượt quá tỷ lệ trước đại dịch năm 2019.

Ngược lại, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nhận thấy nhu cầu tăng 1,5% vào năm 2023 lên 101,03 bpd, giảm so với dự báo 101,50 triệu bpd vào tháng trước. Nó cũng chỉ dự kiến sản lượng tăng 0,8% lên 100,73 triệu bpd trong năm tới.

Tuy nhiên, OPEC+ đã thống nhất cắt giảm sản lượng áp dụng cho cả năm 2023 ở mức 2 triệu bpd. Trong khi đó, IEA cho biết thực tế thiệt hại chỉ có thể vào khoảng 1 triệu bpd chứ không phải 2 triệu thùng như OPEC+ cho biết.

Cơ sở lưu trữ dầu PERN, thuộc đường ống Druzhba, ở Ba Lan (nguồn: Reuters)

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tại thị trường trong nước ngày 14/10 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 11/10 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.

Theo đó, Liên bộ thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 200 đồng/lít, xăng RON95 400 đồng/lít, dầu diesel 0 đồng/lít, dầu hỏa 0 đồng/lít và dầu mazut 708 đồng/kg. Đồng thời, thực hiện chi Quỹ BOG đối với dầu diesel ở mức 200 đồng/lít và không chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu khác.

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5 RON92 không cao hơn 21.292 đồng/lít, xăng RON95-III không cao hơn 22.007 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 24.187 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 22.820 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.094 đồng/kg.

Đọc thêm

Xem thêm