Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:00 07/04/2023

Giá khí tự nhiên hoá lỏng tại châu Á chạm đáy 21 tháng

Trong tuần này, giá khí tự nhiên hoá lỏng giao tháng 5/2023 tại khu vực châu Á tiếp tục ở mức thấp nhất 21 tháng trở lại đây do lượng dự trữ khí tại nhiều nước đều ở mức cao.

Giá khí tự nhiên hoá lỏng tại châu Á hiện ở mức thấp nhất 21 tháng khi mức dự trữ khí tại các nước nhập khẩu chủ chốt như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều ở mức cao (Ảnh: Reuters)

Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin cho biết giá khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) giao tháng 5/2023 đến khu vực Đông Bắc Á trong tuần này đạt trung bình 12,50 USD/mmBtu, không đổi so với mức giá ghi nhận trong tuần trước.

Giá khí tự nhiên hoá lỏng tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021 trong bối cảnh tồn trữ khí tại ba quốc gia nhập khẩu khí chủ chốt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều ở mức cao. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá khí tự nhiên hoá lỏng đã giảm 55%, và giảm tới 82% nếu so với mức đỉnh lịch sử 70,50 USD/mmBtu thiết lập hồi tháng 8/2022.

Ông Toby Copson, quản lý bộ phận giao dịch toàn cầu tại hãng giao dịch Trident LNG (Hoa Kỳ) cho biết nhu cầu tại khu vực Bắc Á vẫn còn ở mức thấp và giá khí tự nhiên hoá lỏng tại khu vực này đang bị chi phối bởi diễn biến giao dịch khí tại khu vực Liên minh châu Âu (EU).

Đồng thời, ông Toby Copson nhận định giá khí sẽ dao động trong biên độ hẹp khi thời tiết đang bước vào giai đoạn chuyển mùa và sẽ cần có các dấu hiệu cho thấy nhu cầu sử dụng khí cho sản xuất điện tăng lên trong bối cảnh dự trữ khí tại Trung Quốc và Hàn Quốc có thể đã đạt đỉnh.

Mức giá thấp đang khuyến khích một số quốc gia khu vực châu Á tranh thủ thu mua. Các thông tin hiện cho thấy sắp tới Thái Lan sẽ mua vào 10 lô khí với mức giá 12 – 13 USD/mmBtu với thời gian giao hàng từ tháng 5 đến tháng 9. Đồng thời Ấn Độ cũng có tín hiệu gia tăng nhập khẩu thêm. Bên cạnh đó, Philippiness cũng đã nhận được lô khí nhập khẩu đầu tiên từ hãng giao dịch Vitol.

Tại khu vực châu Âu, nhu cầu nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng của Pháp đã giảm khoảng 1 triệu tấn trong tháng 3, chủ yếu do các hoạt động biểu tình quy mô lớn tại nước này khiến nhiều hoạt động kinh tế bị đình trệ. Điều này buộc các lô khí phải chuyển đến những cảng nhập khẩu nằm tại các quốc gia lân cận. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá khu vực châu Âu hiện vẫn có nhu cầu nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng lớn.

Dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Commodity Insights cho thấy giá khí tự nhiên hoá lỏng giao tháng 4/2023 đến khu vực Tây Bắc châu Âu đạt 12,37 USD/mmBtu (giá giao hàng tại tàu – DES). Mức giá này thấp hơn khoảng 1,90 USD/mmBtu so với giá khí giao tháng 5/2023 đang được giao dịch trên sàn giao dịch TTF.

Đọc thêm

Xem thêm