Thị trường hàng hóa
Giá heo hơi tại miền Bắc
Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi không ghi nhận biến động trong sáng nay. Các địa phương duy trì mức giá giao dịch từ 68.000 đến 69.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: INT
Đáng chú ý, mức giá cao nhất là 69.000 đồng/kg, được ghi nhận tại Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và TP Hà Nội, đánh dấu đây là khu vực có giá heo hơi cao nhất cả nước.
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Thị trường heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên không có sự điều chỉnh mới, giá thu mua ổn định trong khoảng 64.000 đến 67.000 đồng/kg.
Cụ thể, Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận có giá thu mua thấp nhất, chỉ 64.000 đồng/kg. Trong khi đó, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đạt mức giá cao nhất trong khu vực, với 67.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tương tự các khu vực khác, miền Nam cũng ghi nhận thị trường đi ngang, với mức giá thu mua dao động từ 64.000 đến 66.000 đồng/kg.
Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Tháp hiện giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg, là mức giá cao nhất trong khu vực này.
Trung bình, giá heo hơi trên cả nước đạt mức 66.200 đồng/kg. Toàn cảnh thị trường cho thấy xu hướng ổn định dần trên toàn quốc. Ở thị trường Trung Quốc, giá heo hơi đang giảm xuống còn 62.200 đồng/kg.
Dịch tả heo châu Phi và những nỗ lực kiểm soát
Dịch tả heo châu Phi tiếp tục là mối lo ngại lớn với ngành chăn nuôi, đặc biệt tại tỉnh Sơn La. Tính từ đầu năm, dịch đã lan rộng ra 107 lượt tổ, bản thuộc 148 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố, buộc phải tiêu hủy 2.351 con heo với tổng trọng lượng trên 92,8 tấn. Hiện vẫn còn 11 xã thuộc 5 huyện chưa qua 21 ngày để có thể công bố hết dịch, theo báo cáo của tỉnh Sơn La.
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả heo châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sơn La đã phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền về các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại, bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho đàn heo.
Chi cục cũng yêu cầu các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch, nhằm ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời, hóa chất và vôi bột đã được phân bổ để các hộ dân chủ động khử khuẩn, vệ sinh chuồng trại, ngăn ngừa dịch lan rộng. Các gia đình cũng được hướng dẫn tiêu hủy heo nhiễm bệnh đúng quy định, đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch.
Ông Lừ Văn Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La, cho biết Chi cục đã tham mưu cho UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành chỉ đạo cho các Trung tâm dịch vụ cấp huyện. Các kế hoạch tiêm phòng được xây dựng và triển khai tại các địa bàn trọng điểm, đồng thời thực hiện các biện pháp đồng bộ như phun sát khuẩn các phương tiện ra vào vùng dịch và phân bổ gần 10.000 lít hóa chất cho các địa phương để tiêu độc, khử trùng chuồng trại tại các hộ có dịch và vùng lân cận.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm