Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:15 06/12/2022

Giá gas hôm nay 6/12: Tình trạng hạ nhiệt kéo dài trong bao lâu?

Giá gas hôm nay 6/12, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) tăng 0,57% lên mức 5,6 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 1/2023.

Nếu so với thời điểm 1 tuần trước vào đầu tháng 12/2022, khi giá gas giao dịch ở mức 7 USD/mmBTU, thì mức giá gas của tuần này đã hạ nhiệt hơn.

Hệ thống đường ống khí đốt

Tuy nhiên, thị trường khí đốt và LNG được dự báo sẽ có sự biến động lớn khi trong vài ngày tới, thời tiết lạnh hơn mức trung bình được dự báo ở các khu vực của châu Âu và một số hoạt động mua mạnh hơn ở Bắc Á đối với các lô hàng giao tháng 1 với giá 30 USD/mmBTU.

Việc thời tiết giá lạnh ở châu Á và châu Âu có thể làm tăng sự cạnh tranh đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng khi các quốc gia tìm cách thay thế một phần dòng khí đốt của Nga bằng LNG.

Theo ông Andreas Schroeder, Trưởng bộ phận phân tích năng lượng tại Công ty ICIS, nhập khẩu LNG của châu Âu cho Liên minh châu Âu (EU) và Anh đạt mức cao kỷ lục 11,14 triệu tấn vào tháng 11/2022, trong đó Pháp là nước đóng góp lớn nhất, nhập khẩu 2,6 triệu tấn.

Bên cạnh đó, đường ống Baltic (Baltic Pipe), chạy từ Na Uy qua Đan Mạch đến Ba Lan, bắt đầu hoạt động sau dự án xây dựng kéo dài ba năm. Đường ống Baltic là dự án hợp tác giữa công ty Energinet của Đan Mạch và nhà điều hành hệ thống truyền tải khí Ba Lan GAZ-SYSTEM.

Đường ống hiện đã hoạt động đầy đủ với công suất 10 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm, bổ sung thêm một lớp an ninh năng lượng khác cho châu Âu trong bối cảnh Nga cắt giảm nguồn cung. Đường ống này sẽ tăng cường an ninh nguồn cung ở Ba Lan và các quốc gia kết nối với Ba Lan bằng đường ống dẫn khí.

Mặt khác, theo Reuteurs, nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu cho rằng mức giá trần khí đốt do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất vẫn còn quá cao. EU hi vọng sẽ đạt được thỏa thuận điều chỉnh mức trần trước ngày 13/12.

Cộng hòa Séc - quốc gia đảm nhiệm vị trí chủ tịch tiếp theo của Hội đồng EU, đã đề xuất hạ mức trần xuống còn 264 euro/MWh. Tuy nhiên, nhiều quốc gia không nhất trí với đề xuất của Cộng hòa Séc. Cụ thể, Ý, Ba Lan, Hy Lạp, Bỉ và Slovenia đưa ra hai đề xuất: Sử dụng mức giá trần cố định 160 euro/MWh hoặc “mức giá trần động”, có thể thay đổi tùy theo giá tham chiếu LNG.

Ngược lại, vẫn còn nhiều quốc gia khác, tiêu biểu là Đức và Hà Lan, không muốn áp dụng bất kỳ hình thức giới hạn giá nào. Bởi những nước này lo sợ rằng chính sách áp trần giá khí đốt sẽ khiến thị trường EU trở nên kém hấp dẫn đi trong mắt các nhà cung cấp khí đốt toàn cầu.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/12 giá gas tiếp tục tăng. Theo đó, trung bình mỗi bình gas loại 12kg đến tay người tiêu dùng tăng từ 13.000-14.000 đồng, loại 45kg tăng 52.000-53.000 đồng/bình, tùy thương hiệu, so với tháng trước.

Cụ thể, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP.Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/12, giá bán gas SP tăng 1.083 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tức tăng 13.000 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg của thương hiệu này là 438.000 đồng/bình 12kg.

Thương hiệu gas City Petro cũng thông báo từ 1/12, các sản phẩm của thương hiệu gas này tăng 7.000 đồng/bình 6kg, 14.000 đồng/bình 12kg, 52.500 đồng/bình 45kg và 58.500 đồng/bình 50kg.

Với mức tăng này, giá bán lẻ của gas City Petro đến tay người tiêu dùng không vượt quá mức 259.500 đồng/bình 6kg, 461.500 đồng/bình 12kg, 1.730.500 đồng/bình 45kg và 1.922.000 đồng/bình 50kg.

Tại Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam, từ 1/12, giá gas của công ty này tăng 14.000 đồng/bình 12kg và tăng hơn 52.500 đồng/bình 45kg. Như vậy, giá gas bán lẻ của công ty này đến tay người tiêu dùng là hơn 442.000 đồng/bình 12 kg, còn bình 45kg là hơn 1.660.000 đồng/bình.

Giá gas Petrolimex bán lẻ tại thị trường Hà Nội từ 1/12 tăng 13.200 đồng/bình 12kg và tăng 52.800 đồng/bình 48kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Vì vậy, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tương ứng là 440.900 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.763.600 đồng/bình công nghiệp 48kg.

Theo thông báo của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam (Gas South), từ ngày 1/12, giá gas bán lẻ của thương hiệu này tăng 1.167 đồng/kg gas so với tháng trước (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương tăng 14.000 đồng/bình 12kg và tăng 52.515 đồng/bình 45kg.

Chi hội Gas miền Nam cho biết, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 12 là 650 USD/tấn, tăng 40 USD/tấn so với tháng trước đó. Trước tình hình giá gas thế giới tăng đã kéo theo giá gas bán lẻ trong nước tăng và trong giai đoạn cận Tết 2023 nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Đọc thêm

Xem thêm