Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:25 27/02/2023

Giá gas hôm nay 27/2: Nối tiếp đà tăng, sắc xanh chiếm lĩnh phiên đầu tuần

Giá gas hôm nay 27/2, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) tăng 1,61% lên mức 2,58% USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2023.

Báo cáo được Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) công bố cho thấy, dự báo năm 2026 sẽ là năm phá vỡ kỷ lục về sự tăng trưởng của nguồn cung LNG toàn cầu với sự tham gia của loạt dự án có công suất toàn cầu lên đến 64 tấn/năm. Điều này đồng nghĩa với việc LNG sẽ có mức tăng trưởng vượt trội so với 5 năm trước gộp lại.

Hệ thống đường ống khí đốt

Năm 2027, các nhà máy điện khí LNG mới sẽ được đưa vào hoạt động nhằm tiêm thêm 37 tấn LNG mỗi năm trên thị trường. Những dự án sản xuất điện khí LNG đã được lên kế hoạch từ năm 2025 - 2027 ở các khu vực khác nhau trên thế giới như Vịnh Mexico, Qatar, Australia, Canada, Nigeria, Mexico, Mozambique và Nga.

Theo đó, tình trạng căng thẳng của thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian trung hạn. Tuy nhiên, việc xuất hiện một loạt các dự án xuất khẩu LNG từ giữa năm 2025 và việc giảm nhu cầu toàn cầu do bùng nổ năng lượng thay thế sẽ kéo giá khí đốt tự nhiên đi xuống.

Chẳng hạn, châu Âu lên kế hoạch “REPowerEU” nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sinh thái bằng cách kích thích các khoản đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo. Từ đó, nhu cầu về khí đốt tự nhiên sẽ chỉ rơi vào khoảng 150 tỷ m3 vào năm 2030, so với khoảng 175 tỷ m3 vào năm 2022. Điều này đồng nghĩa châu Âu sẽ cắt giảm nhu cầu LNG xuống dưới 40%.

Ở thời điểm hiện tại, theo thống kê mới nhất, công ty điện lực lớn của Nhật Bản đã tăng lượng LNG dự trữ thêm 56% lên 2,63 triệu tấn. Con số này cao hơn mức bình quân 5 năm trở lại đây.

Lo ngại về nguồn cung cấp LNG tăng lên sau khi Nga giảm lượng khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU), khiến các nước châu Âu đẩy mạnh tìm kiếm nhà cung cấp khác và làm trầm trọng hơn cuộc tranh giành nguồn cung LNG trên toàn cầu.

Một lý do khác dẫn đến sự gia tăng dự trữ LNG là nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt tại dự án Sakhalin 2 ở khu vực Viễn Đông Nga. Nhật Bản mua khoảng 9% lượng LNG từ cơ sở khai thác dầu khí này.

Một diễn biến khác, nhà điều hành khí đốt quốc gia Kazakhstan QazaqGaz và công ty năng lượng của Nga - Gazprom đang thực hiện nghiên cứu khả thi ban đầu cho việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Trung Quốc qua Kazakhstan.

Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan Bolat Akchulakov cho biết, việc khí hóa các khu vực là một trong những ưu tiên của chính phủ Kazakhstan. Hiện có khoảng 11,6 triệu người, tương đương 59% tổng dân số, được sử dụng khí đốt.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của Nga nhằm thiết lập hợp tác khí đốt chặt chẽ với các nước Trung Á. Trước đó, Gazprom đã ký một lộ trình phát triển với chính phủ Kazakhstan và Uzbekistan. Phía Nga cũng đã đề xuất thành lập một liên minh khí đốt giữa các quốc gia, tuy nhiên kế hoạch này vẫn chưa thành hiện thực.

Gazprom đang coi thị trường Trung Quốc là cơ hội để tăng doanh thu ở các khu vực khác, sau khi bất ổn địa chính trị ngăn cản gã khổng lồ năng lượng Nga xuất khẩu khí đốt sang các nước châu Âu.

Nhu cầu khí đốt tại Trung Quốc không ngừng gia tăng do tăng trưởng công nghiệp và thiếu các nhà cung cấp lớn. Các ước tính trước đó cho thấy nhu cầu khí đốt ở Trung Quốc có thể tăng từ 9% lên 14% vào năm 2023.

Bên cạnh đó, theo Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF), nhu cầu khí đốt tự nhiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tăng hơn gấp 2 lần vào năm 2050, lên mức 350 tỷ m3 trong bối cảnh khu vực này đang dịch chuyển khỏi điện than.

Còn tại thị trường trong nước từ ngày 1/2, giá gas bán lẻ tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng tăng trung bình 63.000 - 64.000 đồng, loại 45 kg tăng 235.000 - 236.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.

Cụ thể, với thương hiệu City Petro, từ ngày 1/2, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp này tăng 5.250 đồng/kg. Bình gas loại 12kg của City Petro tăng 63.000 đồng/bình và loại bình gas 45kg tăng đến 236.000 đồng/bình.

Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 62.000đồng bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng ở mức 477.000 đồng/bình 12kg.

Tương tự, Petrolimex Gas Sài Gòn cũng thông báo tăng 63.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ đến người tiêu dùng khu vực TP. Hồ Chí Minh là 486.000 đồng/bình 12 kg.

Hiện, nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới và tỷ giá. Trong khi đó, giá gas thế giới tháng 2/2023 chốt ở mức 790 USD/tấn, tăng 192,5 USD/tấn so với tháng 1, từ đó đẩy giá gas bán lẻ tháng 2/2023 tăng mạnh.

Như vậy, sau lần giảm vào đầu tháng 1/2023, giá gas đã quay đầu bật tăng mạnh. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 1 lần tăng và 1 lần giảm. Hiện, giá loại nhiên liệu này đã lên mức tương đương thời điểm hồi tháng 3 - 4/2022.

Đọc thêm

Xem thêm