Thị trường hàng hóa
Trước đó, giá gas 21/5 tăng hơn 0,5% lên 2,96 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2021 vào lúc 9h40 (giờ Việt Nam).
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm do nhu cầu yếu và tồn kho cao. Đơn cử, tại châu Âu, các kho chứa đã đầy 65%. Đây sẽ là một vấn đề đáng quan tâm trong thời gian tới.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), hiện tại, áp lực đối với thị trường khí đốt toàn cầu đã giảm bớt do nhu cầu sử dụng khí đốt lưu trữ ở châu Âu và Mỹ giảm trong bối cảnh khí hậu mùa đông ôn hòa. Tuy nhiên, tình hình hiện tại "không đảm bảo để có thể ứng phó được với những biến động trong tương lai". Theo đó, các biện pháp vẫn nên được thực hiện để giảm thiểu rủi ro nếu gặp các yếu tố thời tiết bất lợi, nguồn cung LNG thấp hơn...
Có thể nói, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow đã dẫn đến một cú sốc nguồn cung khí đốt lớn ở thị trường khí đốt châu Âu và toàn cầu vào năm 2022. Việc vận chuyển khí đốt qua đường ống của Nga tới EU đã giảm 80% trong suốt cả năm qua.
Kể từ đó, EU này đã tăng cường mua LNG từ Mỹ - quốc gia được dự đoán sẽ trở thành nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới trong năm nay.
Hãng tin Izvestia của Nga, ước tính việc xuất khẩu khí đốt của Mocsow trong năm 2023 sẽ sụt giảm khoảng 50% so với năm 2022. Trước đó, năm 2022, Nga xuất khẩu hơn 100 tỷ m3 khí đốt tự nhiên. Trong năm 2021, Moscow bán khoảng 203 tỷ m3 khí tự nhiên qua các tuyến đường ống.
Trong bối cảnh cấp thiết cần tìm kiếm các thị trường mới cho lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ mà Nga từng vận chuyển đến châu Âu bằng hệ thống đường ống dẫn, nước này phải tìm cách tăng cường đáng kể khả năng xuất khẩu nhiên liệu này bằng đường biển.
Để thực hiện điều này, Moscow đang tăng tốc phát triển các công nghệ hóa lỏng của riêng mình để cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất thiết bị khí hóa lỏng tốt nhất trên thế giới, từ Pháp đến Mỹ - tất cả đều rời Nga sau khi nước này phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Mục tiêu của Nga muốn tăng gấp 3 lần xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào cuối thập kỷ này, một mục tiêu đầy tham vọng giúp nước này trở thành nhà cung cấp LNG chính của thế giới và quan trọng là cho phép nước nắm giữ trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới khai thác các thị trường tiêu dùng mới.
Còn tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ quay đầu tăng nhẹ kể từ 1/5 sau 2 tháng liên tiếp giảm mạnh. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 3 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4) và 2 lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 này.
Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 5/2023 tại thị trường Hà Nội là 406.600 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.626.300 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt tăng 1.360 đồng/bình 12 kg và 5.340 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).
Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam Miền Nam tăng 167 đồng/kg (đã bao gồm thuế GTGT), tương đương 2.000 đồng/bình 12 kg và 7.500 đồng/bình 45 kg so với tháng trước. Giá gas bán lẻ tối đa là 420.000 đồng/bình 12 kg, khoảng 1.575.000 đồng/bình 45 kg, áp dụng từ ngày 1/5.
Tương tự, Công ty Saigon Petro (gas SP) cũng tăng giá 2.000 đồng/bình 12 kg nhưng giá bán lẻ tối đa là 401.000 đồng/bình.
Nguyên nhân giá gas trong nước tăng nhẹ là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tháng 4 nên doanh nghiệp trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm