Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:02 18/11/2022

Giá gas hôm nay 18/11: Diễn biến mới xảy ra trên thị trường khí đốt

Giá gas hôm nay 18/11, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) tăng 0,05% lên 6,37 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12/2022.

Ủy viên phụ trách Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson cho biết, Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất mức giá trần sau cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU vào ngày 24/11 tới. Ủy ban châu Âu sẽ hành động nhanh chóng và sẽ đưa ra một đề xuất pháp lý ngay lập tức.

Các đường ống dẫn khí đốt

EU trong nhiều tháng đã tranh luận về việc áp đặt mức trần giá khí đốt, giữa bối cảnh khối liên minh gồm 27 quốc gia này đang nỗ lực ngăn chặn lạm phát tăng vọt và giá năng lượng leo thang do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Bỉ, Ba Lan, Italia và Hy Lạp đã yêu cầu Ủy ban châu Âu đề xuất trần giá khí đốt trước ngày 24/11 đồng thời đe doạ sẽ chặn các chính sách khác của EU nếu đề xuất này không được đưa ra.

Tuy nhiên, các quốc gia khác bao gồm Đức, nước sử dụng khí đốt nhiều nhất châu Âu, cảnh báo giá trần có thể khiến các quốc gia gặp khó khăn trong việc đảm bảo hàng hóa trên thị trường khí đốt quốc tế.

Nhằm đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng, Đức mới đây đã khánh thành kho cảng LNG nổi đầu tiên ở thành phố cảng miền Bắc Wilhelmshaven. Cơ sở này có khả năng tiếp nhận khoảng 5 tỷ m3 khí mỗi năm. Các đợt giao hàng đầu tiên dự kiến sẽ đến vào tháng 12 tới.

"5 tỷ m3 là đủ để cung cấp cho khoảng 2 - 5 triệu hộ gia đình mỗi năm. Chúng tôi dự kiến mỗi tuần sẽ có một tàu chở khí LNG đến đây. Khí LNG sẽ được tiếp nhận, xử lý và đưa vào mạng lưới vận chuyển khí đốt của Đức" - ông Christian Janzen, Trưởng dự án công ty Uniper tại cảng LNG Wilhelmshaven cho hay, đồng thời chia sẻ, với mỗi cảng như thế này, chúng tôi có thể nhập khẩu lượng khí tự nhiên tương đương 8% nhu cầu tiêu thụ của Đức.

Ở một diễn biến khác, vụ nổ kinh hoàng tại nhà máy ở Texas Gulf Coast - nhà máy lớn thứ hai ở Mỹ, đã khiến giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu tăng vọt trong bối cảnh nguồn cung của Nga cho châu Âu giảm và các quốc gia khác ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, các báo cáo không tiết lộ khi nào nhà máy này - nơi cung cấp 20% lượng LNG xuất khẩu của Mỹ, sẽ khởi động trở lại.

Theo Freeport, vụ nổ trực tiếp gây ra bởi sự cô lập LNG siêu lạnh trong một đoạn ống mà không có biện pháp bảo vệ quá áp thích hợp, sau đó được làm nóng trong không khí bên ngoài. Điều đó khiến LNG sôi bên trong đường ống và hơi nước sinh ra nhanh chóng dẫn đến vụ nổ và vỡ đường ống.

Nguyên nhân gốc rễ của sự cố là do sự thiếu sót trong quy trình kiểm tra van an toàn áp suất, không thể tái sử dụng các báo động nhiệt độ được sử dụng để vận hành đường ống LNG có thể cảnh báo cho người vận hành về nhiệt độ tăng trong quá trình vận hành và quy trình vận hành. Từ đó cho phép "người điều hành" quyết định đóng các van có thể khiến LNG bị cô lập trong các đường ống, báo cáo cho biết.

Tại thị trường trong nước, sau 6 tháng liên tiếp giảm giá, giá gas đã đảo chiều tăng từ ngày 1/11 với mức tăng 20.000 - 21.000 đồng mỗi bình 12kg.

Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết từ ngày 1/11, giá bán gas SP tăng 1.667 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương mức tăng 20.000 đồng bình gas 12kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg thương hiệu này là 425.000 đồng.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV Gas LPG miền Nam cho hay, giá bán PetroVietnam Gas sẽ tăng 1.750 đồng/kg, tương đương mức tăng 21.000 đồng bình 12kg và 78.750 đồng với bình 45kg so với tháng 10.

Các sản phẩm gas bán lẻ của thương hiệu City Petro cũng tăng 21.000 đồng bình 12kg và bình 45kg tăng thêm 79.000 đồng.

Theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 11 là 610 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn so với tháng trước đó khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.

Đọc thêm

Xem thêm