Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:10 15/03/2023

Giá gas hôm nay 15/3: Duy trì đà giảm với mức điều chỉnh dưới 1%

Giá gas hôm nay 15/3, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) giảm nhẹ 0,08% xuống mức 2,57% USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2023.

Hiện mức dự trữ khí đốt chưa được sử dụng của "lục địa già" châu Âu ở mức khoảng 60% - cao hơn 10 điểm phần trăm so với mức trung bình thông thường vào thời điểm này trong năm.

Hiện mức dự trữ khí đốt chưa được sử dụng của châu Âu ở mức khoảng 60%

Đồng thời, giá khí đốt tiêu chuẩn của châu ÂU trên sàn giao dịch Hà Lan TTF đã giảm hơn 85% so với mức cao nhất vào tháng 8 năm ngoái, từ 340 euro/MWh xuống dưới 50 euro/MWh.

Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ giá cả sẽ thay đổi đáng kể trong những tháng tới, điều này sẽ tác động mạnh đến hóa đơn năng lượng của các công ty và hộ gia đình. Tình trạng thắt chặt tại các thị trường khí đốt châu Âu có thể sẽ trở nên rõ ràng hơn khi mùa hè đến gần, nhiều khả năng đẩy giá năng lượng trở lại mức 100 euro/MWh hoặc thậm chí cao hơn.

Theo thống kê của Bloomberg, trước khi leo thang căng thẳng vì cuộc xung đột Nga - Ukraine, Moscow cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ cho EU. Song, lượng khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu đã giảm 80% trong 8 tháng qua.

EU đã xoay sở để thay thế lượng khí đốt tự nhiên thiếu hụt của Nga bằng cách mua thêm từ các nhà cung cấp thay thế, cũng như tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm 20% mức tiêu thụ. Việc gia tăng nhập khẩu khí đốt từ Na Uy, Hà Lan và Bỉ đã gần như bù đắp cho lượng khí đốt mà Đức cắt giảm nhập khẩu từ Nga kể từ cuối tháng 8/2022.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, năm 2023, nhu cầu khí đốt của châu Âu sẽ giảm 3% sau khi giảm 13% trong năm 2022, đồng thời ước tính châu lục này cần giảm 8% nhu cầu sử dụng nếu dừng hoàn toàn nguồn khí đốt của Nga vận chuyển qua đường ống.

IEA cũng cho biết, mặc dù giá khí đã giảm trong những tháng gần đây nhưng tình hình có thể thay đổi trong năm nay với sự phục hồi nhu cầu ở châu Á và đặc biệt là ở Trung Quốc. Là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế do Covid-19, vốn đã làm giảm nhu cầu trong nước vào năm ngoái.

Tăng trưởng nhu cầu đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Trung Quốc có thể đạt 35%. Điều này sẽ gây ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế và có thể dẫn đến giá khí đốt tăng trở lại mức không bền vững như mùa hè năm ngoái, đặc biệt gây khó khăn cho người mua châu Âu.

Trong một diễn biến khác, Israel muốn tăng xuất khẩu khí đốt sang Ý, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết mới đây tại Rome, đề cập đến kế hoạch thành lập một cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới ở Chypre.

"Chúng tôi đã hợp tác với công ty quốc gia Eni về khí đốt, nhưng chúng tôi muốn việc hợp tác này được phát triển hơn nữa" - ông Netanyahu phát biểu trước Bộ trưởng Kinh doanh Adolfo Urso tại một diễn đàn với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ý.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/3, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas đã điều chỉnh giảm giá gas. Theo đó, mỗi bình gas loại 12kg đến tay người tiêu dùng giảm trung bình 16.000 đồng, loại 45kg giảm khoảng 60.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.

Cụ thể, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/3, giá gas của công ty này giảm 16.000 đồng/bình 12kg. Với mức giảm này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 461.000 đồng/bình 12kg.

Tại Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam Chi nhánh miền Nam, từ ngày 1/3, giá gas của thương hiệu này giảm 16.000 đồng/bình 12kg và 60.000 đồng/bình 45kg. Giá gas bán lẻ của LPG Việt Nam đến người tiêu dùng tối đa là 475.912 đồng/bình 12kg và 1.784.670 đồng/bình 45kg.

Giá bán lẻ gas của City Petro từ ngày 1/3 cũng giảm 16.000 đồng/bình 12kg. Theo đó, từ ngày 1/3, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng của thương hiệu gas City Petro ở mức 494.500 đồng/bình 12kg và 1.854.000 đồng/bình 45kg.

Tương tự, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 3/2023 tại thị trường Hà Nội là 464.700 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.858.600 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 15.800 đồng/bình 12 kg và 63.400 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).

Hiện nay, giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ mới chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Giá gas thế giới bình quân tháng 3/2023 chốt hợp đồng ở mức 730 USD/tấn, giảm 60 USD/tấn so với tháng 2. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm theo.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 2 lần giảm (tháng 1, tháng 3) và một lần tăng mạnh vào tháng 2.

Đọc thêm

Xem thêm