Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:00 12/04/2023

Giá gas hôm nay 12/4: Nguy cơ giá khí đốt ​​sẽ tăng cao trở lại

Giá gas hôm nay 12/4, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) tăng 1,6% lên mức 2,22 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 5/2023.

Tháng 4, châu Âu liên tiếp ghi nhận nhiệt độ giảm, trời bắt đầu trở lạnh sẽ đẩy lượng tiêu thụ khí đốt lên cao. Trong khi đó, sản lượng hạt nhân của Pháp vẫn không chắc chắn trong bối cảnh thời gian bảo trì kéo dài.

Việc tích cực mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ các quốc gia khác để thay thế nguồn cung bị hạn chế từ Nga đã giúp "lục địa già" châu Âu vượt qua mùa đông năm nay trong bối cảnh xung đột ở Ukraine gây tác động lớn đến thị trường năng lượng, với việc châu Âu nhập khẩu 121 triệu tấn nhiên liệu vào năm 2022, tăng 60% so với năm 2021.

Hệ thống đường ống khí đốt

Tuy nhiên, châu Âu mua phần lớn trên thị trường giao ngay, nơi giá cao hơn nhiều so với giá được đàm phán theo các thỏa thuận dài hạn được những khách hàng dày dạn kinh nghiệm như Trung Quốc ưa chuộng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, chi phí nhập khẩu LNG của châu Âu đã tăng hơn gấp ba lần vào năm 2022, lên khoảng 190 tỷ USD. Các nhà phân tích cũng ước tính rằng châu Âu chiếm hơn 1/3 giao dịch trên thị trường giao ngay toàn cầu vào năm 2022, so với mức khoảng 13% vào năm 2021. Tỷ lệ này có thể lên tới hơn 50% trong năm nay nếu không có hợp đồng dài hạn nào được ký kết.

Hiện nay, các kho dự trữ của lục địa vẫn ở mức cao, cộng với nhu cầu thấp nên giá cả vẫn chưa quá đắt đỏ. Song những lo lắng khôn nguôi về mùa đông thứ hai vắng bóng năng lượng Nga tại châu Âu vẫn chưa tan biến. Nguy cơ giá khí đốt ​​sẽ tăng trở lại do mùa hè nóng bức có thể làm giảm mực nước thủy điện, sau đó là mùa đông lạnh giá năm 2023-2024 và nhu cầu LNG từ Trung Quốc phục hồi.

Nhiều thương nhân cho rằng, khả năng phục hồi tại các thị trường châu Á đối thủ, cũng như khả năng sử dụng nhiên liệu cao hơn trong sản xuất điện và lĩnh vực công nghiệp có thể đẩy châu Âu vào thế khó.

Hãng AP đưa tin, Hungary vừa ký với Nga một số thoả thuận mới để đảm bảo nguồn cung năng lượng liên tục từ Moscow. Động thái cho thấy quốc gia châu Âu này đang thắt chặt quan hệ ngoại giao và thương mại với Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây lên Moscow vì cuộc xung đột ở Ukraine.

Ngoại trưởng Hungary - ông Peter Szijjarto thông báo Tập đoàn khí đốt quốc doanh Nga Gazprom đã nhất trí cho phép Hungary, nếu cần, nhập khẩu lượng khí đốt tự nhiên vượt mức đã thoả thuận trong một hợp đồng dài hạn mà hai bên đã sửa đổi hồi năm ngoái.

Khí đốt vận chuyển đến Hungary thông qua đường ống Turkstream (dự án hợp tác giữa 2 tập đoàn năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là BOTAS và Gazprom) sẽ được giới hạn ở mức 150 euro/m3 (khoảng 163 USD/m3).

Trong đó, một phần của thoả thuận cũng cho phép Hungary thanh toán tiền mua khí đốt trên cơ sở trả chậm nếu giá thị trường vượt quá mức trên. Ngoài ra, nhà ngoại giao hàng đầu Hungary nhấn mạnh rằng việc tiếp cận nguồn cung cấp năng lượng của Nga là vô cùng quan trọng đối với an ninh của Hungary bất chấp những lý do chính trị từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

“Chừng nào vấn đề về nguồn cung năng lượng còn là vấn đề vật chất chứ không phải vấn đề chính trị hay ý thức hệ thì Nga và sự hợp tác với Nga, dù muốn hay không, sẽ vẫn rất quan trọng đối với an ninh năng lượng của Hungary” - ông Peter Szijjarto nhấn mạnh.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước từ 1/4 giảm mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay. Cụ thể, so với tháng 3, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng giảm từ 58.000-62.000 đồng, loại 45 kg giảm khoảng 220.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.

Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/4, giá gas của công ty này sẽ giảm 62.000 đồng/bình 12kg, tương đương mức giảm 5.167 đồng/kg (đã bao gồm VAT). Với mức giảm này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 399.000 đồng/bình 12 kg.

Tương tự, các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro giảm 4.833 đồng/kg. Như vậy, bình gas loại 12kg của doanh nghiệp này đến tay người tiêu dùng giảm 58.000 đồng/bình.

Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam Chi nhánh miền Nam cũng cho biết, kể từ ngày 1/4, giá gas của công ty giảm 4.833 đồng/kg (đã bao gồm VAT) tương đương giảm 58.000 đồng/bình 12 kg và giảm 217.500 đồng/bình 45 kg so với tháng trước. Như vậy, giá bán lẻ gas của thương hiệu này đến người tiêu dùng là 417.912 đồng/bình 12 kg và 1.567.670 đồng/bình 45 kg.

Nguyên nhân giá gas trong nước quay đầu giảm mạnh là do giá gas thế giới tháng 4 chốt ở mức 550 USD/tấn, giảm 180 USD/tấn so với tháng 3. Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm theo.

Tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước đã có 3 lần giảm và 1 lần tăng vào đầu tháng 2. Trước đó, trong tháng 3/2023, giá cũng đã giảm 16.000 đồng/bình 12 kg.

Đọc thêm

Xem thêm