Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:10 10/05/2023

Giá gas hôm nay 10/5: Giá khí đốt giảm “xoa dịu” áp lực lạm phát

Giá gas hôm nay 10/5, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm nhẹ 0,75% xuống mức 2,25 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2023.

Trong Báo cáo thị trường khí đốt mới nhất, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, áp lực đối với thị trường khí đốt toàn cầu đã phần nào giảm bớt do nhu cầu sử dụng khí đốt lưu trữ giảm ở châu Âu và Mỹ do mùa đông ôn hòa.

Hệ thống đường ống khí đốt

Trong quý I/2023, giá giao ngay đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - vốn được dùng để thay thế khí đốt qua đường ống của Nga - đã giảm xuống dưới mức giá được ghi nhận vào mùa hè năm 2021, mặc dù vẫn duy trì ở mức cao hơn nhiều so với mức trung bình trong lịch sử.

Giá khí đốt ở châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng, củng cố thêm hy vọng áp lực lạm phát dịu lại và triển vọng phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn. Giá năng lượng đang trở lại bình thường sau khi châu Âu tìm kiếm thành công các nguồn khí đốt thay thế, đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo và hưởng lợi từ một mùa đông ôn hòa, giúp các kho dự trữ khí đốt hiện vẫn còn dồi dào.

Việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên khắp châu Âu đã khiến công suất quang điện của châu lục này đạt con số kỉ lục 40 gigawatt vào năm 2022, tăng 35% so với năm 2021. Đó cũng là một trong những cách hữu hiệu để châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Hiện nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống đến châu Âu giảm 85% so với mức trước chiến dịch quân sự. Thay vào đó, khối 27 thành viên tăng mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vận chuyển bằng tàu. Châu Âu là khách hàng lớn nhất trên thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu trong năm 2022.

Tuy nhiên, tại hội nghị thường niên lớn nhất của ngành khí đốt và LNG của châu Âu, diễn ra ở Amsterdam (Hà Lan) mới đây, giới kinh doanh khí đốt và phân tích cảnh báo châu Âu vẫn có thể đối mặt với những thách thức trong mùa đông tới.

“Chúng ta đã vượt qua khủng hoảng nhờ một mùa đông ôn hòa và nhu cầu LNG của Trung Quốc giảm xuống” - ông James Watson, Tổng thư ký của Eurogas - hiệp hội đại diện cho lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và phân phối khí đốt ở châu Âu nói. Đồng thời, lưu ý đó là sự may mắn và chiến lược khí đốt của châu Âu không thể trông chờ những may mắn như vậy.

IEA cũng cho biết, tình hình cân bằng cung - cầu đối với khí đốt toàn cầu đối mặt nhiều bất ổn trong năm nay, từ thời tiết, sự sẵn có của nguồn cung LNG và khả năng nguồn cung khí đốt đường ống của Nga sang châu Âu tiếp tục sụt giảm.

Trong khi đó, Nga muốn tăng gấp 3 lần xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào cuối thập kỷ này, một mục tiêu đầy tham vọng giúp nước này trở thành nhà cung cấp LNG chính của thế giới và quan trọng là cho phép nước nắm giữ trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới khai thác các thị trường tiêu dùng mới.

Để thực hiện điều này, Moscow đang tăng tốc phát triển các công nghệ hóa lỏng của riêng mình để cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất thiết bị khí hóa lỏng tốt nhất trên thế giới, từ Pháp đến Mỹ - tất cả đều rời Nga sau khi nước này phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2/2022.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ quay đầu tăng nhẹ kể từ 1/5 sau hai tháng liên tiếp giảm mạnh. Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 5/2023 tại thị trường Hà Nội là 406.600 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.626.300 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt tăng 1.360 đồng/bình 12 kg và 5.340 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).

Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam Miền Nam tăng 167 đồng/kg (đã bao gồm thuế GTGT), tương đương 2.000 đồng/bình 12 kg và 7.500 đồng/bình 45 kg so với tháng trước. Giá gas bán lẻ tối đa là 420.000 đồng/bình 12 kg, khoảng 1.575.000 đồng/bình 45 kg, áp dụng từ ngày 1/5.

Tương tự, Công ty Saigon Petro (gas SP) cũng tăng giá 2.000 đồng/bình 12 kg nhưng giá bán lẻ tối đa là 401.000 đồng/bình.

Nguyên nhân giá gas trong nước tăng nhẹ là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tháng 4 nên doanh nghiệp trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 3 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 này.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm