Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:17 20/06/2023

Giá cà phê hôm nay 20/6: Giá cà phê trong nước duy trì ở mức cao

Giá cà phê hôm nay 20/6 tại thị trường trong nước tiếp tục duy trì ở mức cao, hiện dao động từ 66.000 – 66.700 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay 20/6 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giảm 100 - 200 đồng/kg, giá cà phê cao nhất ở mức 66.700 đồng/kg, vẫn duy trì ở mức giá cao kỷ lục.

Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá từ 65.900 – 66.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum giảm 100 đồng/kg, đứng ở mức giá 66.200 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua với giá cao nhất là 66.700 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 66.400 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 66.500 đồng/kg.

Mặc dù giá cà phê có điều chỉnh giảm nhẹ 100 – 200 đồng/kg cũng không ảnh hưởng đến việc giá cà phê giao dịch tuần này duy trì mức kỷ lục và có khả năng sẽ tiến đến mốc 67.000 đồng/kg trong vài ngày tới.

Giá cà phê trong nước hôm nay 20/6 dao động từ 66.000 – 66.700 đồng/kg

Đối với giá cà phê thế giới trên hai sàn hôm nay ghi nhận sự trái chiều.

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London tăng nhẹ. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 ở mức 2.803 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 là 2.757 USD/ tấn, các mức khác tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Trái, giá cà phê Arabica trên sàn New York giảm nhẹ. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 ở mức 184,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm còn 180,75 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Theo các chuyên gia, giá cà phê được dự báo vẫn có lợi thế tiếp tục tăng giá. Dù vậy, theo lượng giao dịch có chiều hướng chững lại trong tuần qua, nhiều chuyên gia cho rằng mức giá tăng sẽ không đột biến.

Giá cà phê được dự báo vẫn có lợi thế tiếp tục tăng giá

Trung tâm Dự đoán Khí hậu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) cho biết, kiểu thời tiết El Nino đã xảy ra, gây rủi ro cho sản xuất cà phê.

Trong ngắn hạn, khối không khí lạnh xuất phát từ phía Nam Brazil đang tiến dần đến khu vực Đông Nam, vùng sản xuất cà phê chính có thể gây ra hiện tượng sương giá và các cơn mưa theo sau đó, làm gián đoạn hoạt động thu hoạch cà phê.

Trong dài hạn, hiện tượng El Nino có thể khiến sản lượng cà phê tại Brazil trong niên vụ tiếp theo sụt giảm do lượng mưa tăng cao đột biến, giảm sự phù hợp đối với quá trình sinh trưởng của cà phê tại Brazil.

Báo cáo mới nhất của NOAA cho biết, El Nino sẽ gây hiện tượng khô hạn, khiến sản lượng cà phê suy giảm tại các quốc gia Châu Á, đặc biệt tại Việt Nam.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra dự báo nguồn cung Robusta sẽ ở mức thấp trong niên vụ 2023/24 tại cả 3 quốc gia sản xuất hàng đầu. Những thông tin trên làm gia tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung Robusta đã tồn tại từ trước.

Đọc thêm

Xem thêm