Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:50 02/04/2023

Giá cà phê hôm nay, 02/4: Giá cà phê trong nước xuống 48.200 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 02/4 giảm từ 100 - 200 đồng/kg so với hôm qua, hiện dao động từ 48.200 – 48.600 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 02/4 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giảm từ 100 - 200 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, hiện ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 48.100 – 48.200 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 48.500 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 48.600 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay thu mua với giá 48.500 đồng/kg.

Riêng giá cà phê tại tỉnh Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, cà phê đứng ở mức giá 48.400 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay hiện dao động từ 48.200 – 48.600 đồng/kg.

Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê trên hai sàn duy trì xu hướng hỗn hợp.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 10 USD, xuống 2.206 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 7 tăng 2 USD, lên 2.173 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 4 USD, lên 2.138 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo thu hẹp khoảng cách.

Đối lập, giá cà phê Arabica trên sàn New York nối tiếp xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 0,70 cent, lên 170,50 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng thêm 0,70 cent, lên 169,70 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch tăng lên rất cao trên mức trung bình.

Việc thu hoạch cà phê niên vụ mới tại Brazil với triển vọng nguồn cung nới lỏng hơn 2 năm trước đó đang đến gần, tạo nên tâm lý tích cực trên thị trường, từ đó thúc đẩy nhu cầu bán hàng của nông dân, bất chấp việc tỷ giá USD/Brazil Real giảm phiên thứ 3 liên tiếp khi đồng Real mạnh lên.

Bên cạnh đó, sau sự chao đảo của ngành ngân hàng thời gian gần đây, tâm lý lo ngại về suy thoái kinh tế của người dân gia tăng, khiến nhu cầu tiêu thụ đối với cà phê phần nào bị ảnh hưởng, cũng là nhân tố góp phần gây sức ép lên giá.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, ước tính xuất khẩu cà phê tại Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt 230.000 tấn, tăng mạnh so với 180.000 tấn của tháng trước cung như mức 211.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái, đang dần cho thấy sự hồi phục. Tuy vậy, việc lũy kế xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm vẫn thấp hơn 1,6% so với năm 2022 cũng phần nào hạn chế đà giảm của mặt hàng này.

Sự hồi phục xuất khẩu cà phê tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nguồn cung hiện tại trên thị trường.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), ngành cà phê Việt Nam hiện còn nhiều thách thức như sự cân đối trong cán cân cung cầu, đặc biệt là tiêu thụ nội địa. Cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô chưa qua chế biến nên giá trị gia tăng chưa cao. Đây vẫn là khó khăn lớn của ngành. Để tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng, danh tiếng chất lượng, Việt Nam cần khai thác phân khúc cà phê đặc sản, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu. Ngoài ra, các quy định mới chặt chẽ của các nước nhập khẩu vừa là áp lực, nhưng cũng vừa là động lực cho ngành nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như thúc đẩy việc kinh doanh quản lý hiệu quả hơn.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm